Giao đất và công nhận quyền sử dụng đất khác gì nhau?

bởi NguyenThiLanAnh
Giao đất và công nhận quyền sử dụng đất khác gì nhau?

Trong các hình thức sử dụng đất hiện nay, giao đất và công nhận quyền sử dụng là hai hình thức được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, lại không nhiều người dân hiểu hai hình thức này là như thế nào, và chúng có gì nhau. Vậy theo quy định của pháp luật, giao đất và công nhận quyền sử dụng đất khác gì nhau? Nếu bạn cũng quan tâm vấn đề này thì mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X nhé!

Căn cứ pháp lý

Giao đất và công nhận quyền sử dụng đất khác gì nhau?

Tiêu chíĐất được nhà nước giaoĐất được công nhận quyền sử dụng đất 
Khái niệm Giao đất là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.Công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định.
Hình thức sử dụng đất Không thu tiền/Có thu tiềnKhông thu tiền
Thời hạnCó thời hạn (Đ126) hoặc được giao ổn định, lâu dài (Đ125)Được công nhận ổn định, lâu dài
Góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân
CSPL: Điều 179, 191, 192 Luật Đất Đai 2013
Được góp vốn không phân biệt giao đất không thu tiền hay có thu tiền sử dụng đấtĐược góp vốn
Góp vốn đối với tổ chức kinh tế
CSPL: Điều 174 Luật Đất Đai 2013
Được góp vốn khi giao đất có thu tiền sử dụng đấtĐược góp vốn
Góp vốn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài
CSPL: Điều 183.
Được góp vốn khi giao đất có thu tiền sử dụng đấtĐược góp vốn
Góp vốn đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
CSPL: Khoản 3 Điều 183
Được góp vốn khi giao đất có thu tiền sử dụng đấtĐược góp vốn

Lưu ý: Về tiêu chí “Góp vốn” nêu trên, chỉ là về hình thức sử dụng đất nào có thể bước đầu “góp vốn”. Để có thể góp vốn bằng quyền sử dụng đất sẽ phải có thêm các điều kiện khác.

Tiền sử dụng đất là gì?

Khoản 21 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.”.

Theo đó, tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi:

– Được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng.

– Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

– Được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất. (cấp Sổ đỏ, Sổ hồng cho đất có nguồn gốc không phải là đất được Nhà nước giao, cho thuê).

Giao đất và công nhận quyền sử dụng đất khác gì nhau?
Giao đất và công nhận quyền sử dụng đất khác gì nhau?

Tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất đều là nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất nhưng khác nhau ở chỗ:

Tiền sử dụng đất là số tiền phải trả cho Nhà nước và chỉ thực hiện khi thuộc một trong ba trường hợp trên, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp. Còn thuế sử dụng đất là khoản nộp vào ngân sách nhà nước và nộp hàng năm.

Khi nào được miễn, giảm tiền sử dụng đất?

Miễn tiền sử dụng đất

Điều 11 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định:

– Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi:

+ Sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với:

  • Người có công với cách mạng thuộc đối tượng được miễn tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công.
  • Hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo.

+ Sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội.

+ Sử dụng đất để làm nhà ở cho người phải di dời do thiên tai.

– Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với đất do chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở do tách hộ đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số,…

– Đối với diện tích đất được giao trong hạn mức giao đất ở cho các hộ dân làng chài, dân sống trên sông nước, đầm phá di chuyển đến định cư tại các khu, điểm tái định cư theo quy hoạch, kế hoạch và dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Đối với phần diện tích đất được giao trong hạn mức giao đất ở để bố trí tái định cư. Hoặc giao cho các hộ gia đình, cá nhân trong các cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Các trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Lưu ý:

– Việc miễn tiền sử dụng đất đối với người có công với cách mạng chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cho phép miễn tiền sử dụng đất theo pháp luật về người có công.

– Hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số được miễn tiền sử dụng đất phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; vùng biên giới, hải đảo.

– Người được giao đất ở mới theo dự án di dời do thiên tai được miễn nộp tiền sử dụng đất khi không được bồi thường về đất tại nơi phải di dời.

Giảm tiền sử dụng đất

– Giảm 50% tiền sử dụng đất trong hạn mức đất ở đối với hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các địa bàn không thuộc phạm vi được miễn khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất; cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với đất đang sử dụng. Hoặc khi được chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở.

– Giảm tiền sử dụng đất đối với đất ở trong hạn mức giao đất ở (bao gồm giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận) đối với người có công với cách mạng mà thuộc diện được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công.

– Các trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về Giao đất và công nhận quyền sử dụng đất khác gì nhau?. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến giá đất bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, soạn thảo mẫu đơn xin thay đổi tên trong sổ đỏ, thủ tục chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, … của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Điểm giống nhau giữa giao đất và công nhận quyền sử dụng đất?

– Đều do nhà nước trao quyền sử dụng đất;
– Các chủ thể nhận quyền sử dụng đất đều là các chủ thể có đầy đủ khả năng và nhu cầu sử dụng đất;
– Căn cứ trên pháp luật về đất đai và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
– Có quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất.
– Đều có hạn mức.
– Người sử dụng đất có toàn quyền định đoạt đối với đất được giao. Ví dụ: chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc cho người khác thuê lại

Căn cứ xác định sử dụng đất ổn định để được công nhận quyền sử dụng đất

– Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất;
– Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất;
– Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo,….
– Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất…

Phân biệt Quyết định giao đất và GCNQSDĐ?

Quyết định giao đất mang bản chất của một quyết định hành chính với tính chất trao quyền sử dụng đất cho người người sử dụng đất, dựa trên những căn cứ được ghi nhận tại Điều 52 Luật Đất đai 2013.
Còn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất (khoản 15 Điều 3 Luật Đất đai 2013).

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm