Giáo viên bị đình chỉ công tác khi nào?

bởi Nguyễn Tài
Giáo viên bị đình chỉ công tác

Xin chào LSX, tôi có một số băn khoăn liên quan đến vấn đề giáo viên bị đình chỉ công tác, mong được Luật sư giúp đỡ: Chị gái tôi là giáo viên hợp đồng tại một trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Vừa qua, chị tôi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc tạm đình chỉ công tác để xử lý kỷ luật. Vậy, việc đình chỉ công tác đối với chị tôi có đúng hay không? Trong thời gian bị đình chỉ chị tôi có được hưởng lương không? Tôi chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật sư X. Đối với băn khoăn của bạn về vấn đề “Giáo viên bị đình chỉ công tác”, LSX tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý

  • Luật Giáo dục 2019
  • Văn bản hợp nhất Luật Viên chức 2019
  • Nghị định 112/2020/NĐ-CP

Giáo viên có phải là viên chức?

Giáo viên có phải là viên chức? là vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều người dân. Việc xác định giáo viên có phải là viên chức hay không có vai trò quan trọng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của giáo viên cũng như xác định văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật liên quan. Đối với câu hỏi này, LSX trả lời như sau: 

Tại Điều 2 Văn bản hợp nhất Luật Viên chức 2019 định nghĩa về khái niệm viên chức như sau: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

Trong đó, đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị… thành lập, có tư cách pháp nhân, thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục… trực thuộc các bộ.

Như vậy, trong trường hợp giáo viên được tuyển dụng (thi tuyển hoặc xét tuyển) theo vị trí công việc dự tuyển đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức, được ký hợp đồng làm việc và hưởng lương từ quỹ lương của trường theo đúng quy định của pháp luật thì là viên chức theo Văn bản hợp nhất Luật Viên chức 2019. 

Theo đó, đối với những trường hợp là giáo viên giảng dạy theo hợp đồng với nhà trường (không phải thi tuyển/ xét tuyển) thì không được coi là viên chức. 

Quyền và nhiệm vụ của giáo viên?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông), cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp. Trong khi đó, nhà giáo là những cá nhân làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục. Vì vậy, giáo viên sẽ có những quyền và nhiệm vụ chung của nhà giáo theo quy định tại Điều 69 và Điều 70 Luật Giáo dục 2019 như sau: 

Về nhiệm vụ, giáo viên có những nhiệm vụ sau: 

  • Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
  • Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
  • Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
  • Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

Về quyền, giáo viên được thực hiện những quyền sau đây:

  • Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.
  • Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
  • Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
  • Được chế độ nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.
Giáo viên bị đình chỉ công tác

Giáo viên bị đình chỉ công tác khi nào?

Theo quy định tại Văn bản hợp nhất Luật Viên chức 2019, đình chỉ công tác hay tạm đình chỉ công tác là biện pháp áp dụng với đối tượng giáo viên là viên chức. Khi bị đình chỉ công tác, giáo viên sẽ phải tạm ngừng giảng dạy và tham gia các hoạt động khác tại đơn vị sự nghiệp công lập mà mình đang công tác trong một thời gian nhất định. Việc đình chỉ công tác giáo viên được thực hiện theo nguyên tắc tại Điều 54 Văn bản hợp nhất Luật Viên chức 2019 như sau: 

“Trong thời hạn xử lý kỷ luật, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định tạm đình chỉ công tác của viên chức nếu thấy viên chức tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật. Thời gian tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng không quá 30 ngày. Hết thời gian tạm đình chỉ công tác, nếu viên chức không bị xử lý kỷ luật thì được bố trí vào vị trí việc làm cũ.”

Chế độ tiền lương của giáo viên khi bị đình chỉ công tác

Hiện nay, theo quy định tại Điều 41 Nghị định 122/2020/NĐ-CP, giáo viên là viên chức khi bị đình chỉ công tác vẫn được bảo đảm chế độ tiền lương. Điều này phản ánh sự quan tâm của Nhà nước đối với viên chức nói chung và đối với giáo viên nói riêng. Đồng thời, điều này cũng đảm bảo một phần thu nhập của giáo viên, trách ảnh hưởng đến đời sống của họ. 

Chế độ tiền lương của giáo viên khi bị đình chỉ công tác được thực hiện như sau: 

“Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ mà chưa bị xử lý kỷ luật thì áp dụng theo chế độ quy định như sau:

1. Trong thời gian tạm giữ, tạm giam hoặc được cho tại ngoại nhưng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú mà không thể tiếp tục đi làm để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc tạm đình chỉ công tác mà chưa bị xem xét xử lý kỷ luật thì được hưởng 50% của mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).

Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị tạm đình chỉ chức vụ thì không được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý.

2. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không bị xử lý kỷ luật hoặc được kết luận là oan, sai thì được truy lĩnh 50% còn lại quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật hoặc bị Tòa án tuyên là có tội thì không được truy lĩnh 50% còn lại quy định tại khoản 1 Điều này.”

Mời bạn xem thêm: 

Khuyến nghị

LSX tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ: 

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Giáo viên bị đình chỉ công tác Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như xác nhận tình trạng hôn nhân online tpHCM. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp: 

Giáo viên hợp đồng tại các trường tư thục có bị đình chỉ công tác không?

Đối với giáo viên hợp đồng tại các trường tư thục thì không được xác định là viên chức, do đó, không thuộc đối tượng của pháp luật về viên chức mà sẽ áp dụng theo các quy định về quan hệ lao động tại Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, nhà trường có quyền tạm đình chỉ công việc đối với giáo viên theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Lao động 2019.  

Đình chỉ công tác có phải là hình thức kỷ luật viên chức không?

Theo quy định tại Điều 52 Văn bản hợp nhất Luật Viên chức 2019, đình chỉ công tác không phải là hình thức kỷ luật viên chức mà chỉ được coi là một biện pháp hỗ trợ quá trình xem xét và xử lý kỷ luật viên chức. 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm