Trong thời buổi hội nhập hiện nay, hoạt động đầu tư của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước diễn ra rất sôi nổi trên thị thường. Nếu cá nhân, tổ chức nước ngoài muốn thành lập công ty đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì việc xin cấp giấy chứng nhận đầu tư là một thủ tục bắt buộc. Vậy khi đó, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho doanh nghiệp FDI thực hiện như thế nào? Các trường hợp phải xin giấy chứng nhận đầu tư gồm những trường hợp nào? Cần lưu ý những gì sau khi xin giấy chứng nhận đầu tư? Sau đây LSX sẽ giúp bạn đọc làm sáng tỏ qua bài viết sau.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?
Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay. Trong quá trình đầu tư thì giấy chứng nhận đăng ký đầu tư doanh nghiệp là giấy tờ pháp lý quan trọng và không thể thiếu. Vậy cụ thể, theo quy định, khái niệm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì được hiểu như thế nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Các trường hợp phải xin giấy chứng nhận đầu tư
Giấy chứng nhận đầu tư là giấy tờ ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư kinh doanh tại một quốc gia nhất định. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều phải xin giấy phép này. Vậy cụ thể, theo quy định pháp luật hiện hành, Các trường hợp phải xin giấy chứng nhận đầu tư gồm những trường hợp nào, hãy cùng chúng tôi làm rõ qua nội dung bên dưới nhé:
Theo Điều 37 Luật Đầu tư 2020 quy định về trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:
Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
Theo đó, những trường hợp cần phải được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là:
[1] Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài
[2] Các dự án: đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC của các tổ chức kinh tế thuộc 01 trong những trường hợp sau:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại mục a) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại mục a) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho doanh nghiệp FDI
Quá trình xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm nhiều thủ tục quy trình phức tạp mà cá nhân, tổ chức cần phải thực hiện đầy đủ để duy trì hoạt động kinh doanh. Do đó, trên thực tiễn không phải ai cũng nắm rõ quy trình này. Vậy cụ thể, theo quy định pháp luật hiện hành, Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho doanh nghiệp FDI thực hiện như thế nào, hãy cùng chúng tôi làm rõ qua nội dung bên dưới nhé:
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho doanh nghiệp FDI đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư
Theo Điều 35 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư như sau:
[1] Đối với dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư:
Bước 1: Thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư
Bước 2: Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư được gửi đến cơ quan đăng ký đầu tư
Bước 3: Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ căn cứ vào Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư để cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư
Đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên, căn cứ đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ giao Sở Kế hoạch và Đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
[2] Đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư đã trúng đấu giá, trúng thầu; dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận nhà đầu tư
Bước 1: Nhà đầu tư gửi văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đến cơ quan đăng ký đầu tư
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư
[3] Đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng có nhu cầu cấp:
Bước 1: Nhà đầu tư nộp các giấy tờ sau đến cơ quan đăng ký đầu tư:
– Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
– Bản sao hợp lệ Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư
– Bản sao hợp lệ Quyết định chấp thuận nhà đầu tư (nếu có)
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư
Lưu ý: Đối với dự án đầu tư thuộc trường hợp Ban quản lý khu kinh tế chấp thuận nhà đầu tư, Ban quản lý khu kinh tế quyết định chấp thuận nhà đầu tư đồng thời với cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho doanh nghiệp FDI đối với dự án thuộc diện không chấp thuận chủ trương đầu tư
Theo Điều 36 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư như sau:
Bước 1: Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đến cơ quan đăng ký đầu tư.
Đối với dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, nhà đầu tư nộp Hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành.
Bước 2: Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Lưu ý cần biết sau khi xin giấy chứng nhận đầu tư
Để được hoạt động đầu tư kinh doanh hợp pháp trên một lãnh thổ quốc gia, ngoài thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư thì cá nhân, tổ chức còn phải thực hiện mốt số thủ tục khác liên quan mà nhà đầu tư cần phải hết sức lưu ý. Vậy cụ thể, theo quy định pháp luật hiện hành, cần lưu ý những gì sau khi xin giấy chứng nhận đầu tư, hãy cùng chúng tôi làm rõ qua nội dung bên dưới nhé:
Thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chủ đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình nghiệp.
Thủ tục đăng ký thành lập được tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các tài liệu sau:
(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
(2) Điều lệ công ty;
(3) Danh sách thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; Danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần;
(4) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu) đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân; Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
(5) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
(6) Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục.
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh: Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương
Bước 3: Giải trình, cung cấp các tài liệu khác (nếu có)
Bước 4: Nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Thông báo sửa đổi/bổ sung hồ sơ.
Các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp
Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư cần hoàn thiện các thủ tục sau:
(1) Đăng ký chữ ký số: quý khách đăng ký sử dụng chữ ký số với nhà cung cấp dịch vụ, hiện ở Việt Nam có 16 nhà cung cấp
(2) Kê khai và nộp thuế môn bài
Thời gian chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp chưa hoạt động sản xuất kinh doanh và ngày cuối cùng của tháng thành lập đối với doanh nghiệp đã hoạt động sản xuất kinh doanh
(3) Mở tài khoản ngân hàng: mở tài khoản và thông báo thông tin tài khoản với Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương
(4) Nộp hồ sơ đăng ký địa chỉ Email, đăng ký nộp thuế điện tử
(5) Thủ tục phát hành hóa đơn: 5 ngày làm việc
– Liên hệ nhà cung cấp hóa đơn điện tử và ký kết hợp đồng mua hóa đơn điện tử;
– Nộp hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn điện tử qua mạng;
– Nộp hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn điện tử tại cơ quan thuế;
– Chuẩn bị hồ sơ và tiếp đoàn cán bộ thuế (tại doanh nghiệp).
Thực hiện dự án đầu tư đúng theo quy định tại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Theo Điều 40 Luật đầu tư năm 2020 thì nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
– Tên dự án đầu tư;
– Nhà đầu tư;
– Mã số dự án đầu tư;
– Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng;
– Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư;
– Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động);
– Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
– Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm: Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;
– Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn;
– Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có);
– Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).
Do đó, sau khi nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư cần thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung đã được cấp tại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với các nội dung cụ thể trên.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho doanh nghiệp FDI“. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp FDI khi thực hiện dự án đầu tư mới ngoài dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không thuộc các trường hợp sau sẽ không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư:
[1] Doanh nghiệp FDI có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
[2] Có tổ chức kinh tế như mục [1] nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
[3] Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế như mục [1] nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Ngoài ra, các dự án của các doanh nghiệp FDI kể trên phải thuộc 01 trong các dự án sau:
– Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác;
– Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác;
– Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
Doanh nghiệp FDI có dự án đầu tư thuộc diện không cần cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện chế độ báo cáo tại cơ quan đăng ký đầu tư cụ thể là:
[1] Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành
[2] Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
Tùy theo tình hình thực tế của dự án đầu tư thì doanh nghiệp FDI sẽ thực hiện chế độ báo cáo ở cơ quan có thẩm quyền tương ứng.