Dịch vụ kiểm toán chính là một trong những ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật, điều kiện áp dụng đối với tất cả mọi doanh nghiệp và sẽ không phân biệt. Các nhà đầu tư muốn thành lập doanh nghiệp có quan đến kinh doanh dịch vụ kiểm toán và cũng cần phải thực hiện thủ tục để cho doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Các loại doanh nghiệp sau đây được kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 20 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định có những loại hình doanh nghiệp sau đây được phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán:
“Điều 20. Các loại doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam
1. Các loại doanh nghiệp sau đây được kinh doanh dịch vụ kiểm toán:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
b) Công ty hợp danh;
c) Doanh nghiệp tư nhân.
2. Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam được kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật.“
Điều kiện để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Kiểm toán độc lập 2011; Điều 5, Điều 6, Điều 7 Nghị định 17/2012/NĐ-CP công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau:
“Điều 21. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên góp vốn;
c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của Công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kiểm toán viên hành nghề;
d) Bảo đảm vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;
đ) Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là kiểm toán viên hành nghề.”
“Điều 5. Vốn pháp định đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn
1. Vốn pháp định đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn là 3 (ba) tỷ đồng Việt Nam; từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, vốn pháp định là 5 (năm) tỷ đồng Việt Nam.
2. Trong quá trình hoạt động, công ty trách nhiệm hữu hạn phải luôn duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán không thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại Khoản 1 Điều này. Doanh nghiệp kiểm toán phải bổ sung vốn nếu vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định tại Khoản 1 Điều này trong thời gian 03 (ba) tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.”
“Điều 6. Thành viên là tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Thành viên là tổ chức được góp tối đa 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán hai thành viên trở lên. Trường hợp có nhiều tổ chức góp vốn thì tổng số vốn góp của các tổ chức tối đa bằng 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán hai thành viên trở lên.
2. Thành viên là tổ chức phải cử một người làm đại diện cho tổ chức vào Hội đồng thành viên. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là kiểm toán viên và phải đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán mà tổ chức tham gia góp vốn.
3. Kiểm toán viên hành nghề là người đại diện của thành viên là tổ chức không được tham gia góp vốn vào doanh nghiệp kiểm toán đó với tư cách cá nhân.
“Điều 7. Mức vốn góp của kiểm toán viên hành nghề
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán phải có ít nhất 02 (hai) thành viên góp vốn là kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại công ty. Vốn góp của các kiểm toán viên hành nghề phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty.
2. Kiểm toán viên hành nghề không được đồng thời là thành viên góp vốn của hai doanh nghiệp kiểm toán trở lên.”
– Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật;
– Có ít nhất 05 kiểm toán viên hành nghề, trong đó phải có tối thiểu 02 thành viên góp vốn, Vốn góp của các kiểm toán viên hành nghề phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty.
– Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kiểm toán viên hành nghề;
– Đảm bảo vốn pháp định theo quy định của chính phủ, từ ngày 01/01/2015 vốn pháp định là 5 (năm) tỷ đồng.
– Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là kiểm toán viên hành nghề.
Đối với công ty hợp danh
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Kiểm toán độc lập 2011 công ty hợp danh khi có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán:
“Điều 21. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
2. Công ty hợp danh khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên hợp danh;
c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty hợp danh phải là kiểm toán viên hành nghề;”
Đối với doanh nghiệp tư nhân
Căn cứ khoản 3 Điều 21 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định doanh nghiệp tư nhân được cấp giấy chứng nhận đủ khi có đủ các điều kiện sau đây:
“Điều 21. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
3. Doanh nghiệp tư nhân khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó có chủ doanh nghiệp tư nhân;
c) Chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là Giám đốc.”
– Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật;
– Có ít nhất 05 kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có chủ doanh nghiệp tư nhân;
– Chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là giám đốc.
Đối với chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam
Chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài
Căn cứ khoản 4 Điều 21 Luật Kiểm toán độc lập 2011 và Điều 8 Nghị định 17/2012/NĐ-CP chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài có đủ các điều kiện sau đây thì được phép đề nghị cấp GCN đủ ĐK kinh doanh dịch vụ kiểm toán độc lập tại Việt Nam:
“Điều 21. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
4. Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đặt trụ sở chính;
b) Có ít nhất hai kiểm toán viên hành nghề, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chi nhánh;
c) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài không được giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp khác tại Việt Nam;
d) Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải có văn bản gửi Bộ Tài chính bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
đ) Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải bảo đảm duy trì vốn không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ.”
“Điều 8. Vốn tối thiểu đối với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài có thành lập chi nhánh tại Việt Nam và vốn được cấp của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
1. Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải có vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm kết thúc năm tài chính gần nhất với thời điểm đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho chi nhánh tối thiểu tương đương 500.000 (năm trăm nghìn) đô la Mỹ.
2. Vốn được cấp của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không thấp hơn mức vốn pháp định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn quy định tại Điều 5 Nghị định này.
3. Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán và vốn được cấp của chi nhánh tại Việt Nam không thấp hơn vốn quy định tại Khoản 1 Điều này. Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải bổ sung vốn nếu vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài và của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thấp hơn các mức vốn quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong thời gian 03 (ba) tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.”
– Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đặt trụ sở chính;
– Có ít nhất hai kiểm toán viên hành nghề, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chi nhánh;
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài không được giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp khác tại Việt Nam;
– Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải có văn bản gửi Bộ Tài chính bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
– Vốn được cấp của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không thấp hơn mức vốn pháp định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn bên trên.
Trình tự thủ tục xin cấp giấy chứng nhận
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán gửi bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đến Bộ Tài Chính. Căn cứ Điều 22 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định hồ sơ bao gồm:
“Điều 22. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán gồm có:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
3. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán của các kiểm toán viên hành nghề;
4. Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian của các kiểm toán viên hành nghề;
5. Tài liệu chứng minh về vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
6. Các giấy tờ khác do Bộ Tài chính quy định.”
Căn cứ theo Điều 23 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định:
Điều 23. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam; trường hợp từ chối, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Trường hợp cần làm rõ vấn đề liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán giải trình.“
Mời các bạn xem thêm bài viết
- MẪU HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN MỚI NĂM 2022
- QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN HẠN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC NĂM 2022
- CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC NĂM 2022
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Đổi tên khai sinh Tp Hồ Chí Minh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Giấy chứng nhận đủ điều kinh doanh dịch vụ kiểm toán được cấp cho công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 21 Luật kiểm toán độc lập và các quy định tại Nghị định số 17/2012/NĐ-CP.
Đối với công ty kiểm toán TNHH một thành viên có vốn đầu tư nước ngoài:
Doanh nghiệp kiểm toán trách nhiệm hữu hạn một thành viên có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật trước ngày Luật kiểm toán độc lập có hiệu lực được phép hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đến hết thời hạn của Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư không áp dụng điều kiện về mức vốn góp của kiểm toán viên hành nghề :
Mức vốn góp của kiểm toán viên hành nghề là Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán phải có ít nhất 02 (hai) thành viên góp vốn là kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại công ty. Vốn góp của các kiểm toán viên hành nghề phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty
và không áp dụng điều kiện về vốn góp của tổ chức đó là:
Thành viên là tổ chức được góp tối đa 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán hai thành viên trở lên. Trường hợp có nhiều tổ chức góp vốn thì tổng số vốn góp của các tổ chức tối đa bằng 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán hai thành viên trở lên. Kiểm toán viên hành nghề là người đại diện của thành viên là tổ chức không được tham gia góp vốn vào doanh nghiệp kiểm toán đó với tư cách cá nhân.trừ khi công ty cơ cấu lại tổ chức thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
– Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Tài chính thông báo cho tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán để hoàn chỉnh hồ sơ.
– Tổ chức phải bổ sung, hoàn chỉnh lại hồ sơ theo yêu cầu của Bộ Tài chính. Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, sửa đổi, nếu Bộ Tài chính không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
– Trường hợp tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đã bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhưng không đúng với yêu cầu, Bộ Tài chính sẽ thông báo cho tổ chức để tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ.