Đặt cọc là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Trong cuộc sống hàng ngày, việc đặt cọc bằng giấy viết tay diễn ra khá thường xuyên. Đây là một cách mà chúng ta thể hiện sự cam kết và trách nhiệm trong các giao dịch cá nhân hoặc kinh doanh. Thường thì, khi chúng ta muốn đảm bảo rằng một hợp đồng sẽ được thực hiện đúng như cam kết, chúng ta sẽ thỏa thuận với đối tác về việc đặt cọc Vậy hiện nay thì giấy đặt cọc mua đất viết tay có giá trị không?
Giấy đặt cọc mua đất viết tay có giá trị không?
Thường thì, khi chúng ta muốn đảm bảo rằng một hợp đồng sẽ được thực hiện đúng như cam kết, chúng ta sẽ thỏa thuận với đối tác về việc đặt cọc. Điều này đòi hỏi một số tiền hoặc tài sản có giá trị sẽ được chuyển giao từ một bên cho bên còn lại như một biểu tượng cho sự cam kết. Thông thường, chúng ta lựa chọn việc đặt cọc bằng giấy viết tay để tạo sự minh bạch và rõ ràng trong việc định rõ điều khoản và điều kiện của hợp đồng.
Theo Điều 328 Bộ luật Dân sự hiện hành, đặt cọc là thỏa thuận về việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền/kim khí quý/đá quý/vật có giá trị để bảo đảm thực hiện hoặc giao kết hợp đồng trong một thời hạn theo thỏa thuận.
Hiện, pháp luật không yêu cầu bắt buộc hợp đồng đặt cọc phải được thực hiện bằng hình thức nào. Do đó, các bên hoàn toàn có thể đặt cọc bằng lời nói, bằng hành động hoặc bằng văn bản (có thể sử dụng các phương tiện điện tử hoặc bằng giấy viết tay).
Đồng thời, Bộ luật Dân sự cũng không yêu cầu hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải được công chứng hoặc chứng thực. Luật Công chứng cũng không có hướng dẫn cụ thể về thủ tục công chứng hợp đồng đặt cọc.
Do đó, có thể thấy, các bên hoàn toàn có quyền đặ cọc bằng giấy viết tay, miễn là những thỏa thuận về đặt cọc của các bên pháp đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015
Một số lưu ý khi làm hợp đồng đặt cọc
Đặt cọc là một hành động hoặc quá trình mà một cá nhân hoặc tổ chức chuyển giao một số tiền hoặc tài sản có giá trị cho một bên khác như một biện pháp bảo đảm hoặc đảm bảo rằng một thỏa thuận hoặc hợp đồng sẽ được thực hiện theo cam kết. Điều này có thể xảy ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, bao gồm giao dịch bất động sản, mua sắm, thuê đồ, hoặc trong các thỏa thuận kinh doanh. Một số lưu ý khi làm hợp đồng đặt cọc như sau:
Hiểu rõ về 2 dạng giao kết của hợp đồng
Việc hiểu rõ về 2 dạng giao kết của hợp đồng đặt cọc là để đảm bảo lợi ích cá nhân của cả bên mua lẫn bên bán. Tuy việc đặt cọc có hợp đồng là để đảm bảo nghĩa vụ nhưng có 2 dạng như dưới đây:
- Đặt cọc để đảm bảo giao kết:
Thử tưởng tượng, sau khi đã đi xem vài mảnh đất, thậm chí vài chục mảnh đất, bạn gặp và rất thích mảnh đất của anh A. Cùng lúc đó, cũng có một người khác cũng ưng mảnh đất này của anh A. Để đảm bảo trong quá trình bạn chuẩn bị tiền để mua đất, anh A không bán mảnh đất này cho ai khác, bạn và anh A thỏa thuận đặt cọc 30 triệu để giữ chỗ.
Đây là ví dụ của việc bạn đặt cọc để đảm bảo giao kết. Mục đích cuối cùng mà hai bên mua và bán hướng tới là để hợp đồng được giao kết. Trong giai đoạn giao kết, hai bên có thể đề nghị, thay đổi, rút lại, hủy bỏ giao kết mà mình đã thỏa thuận với nhau ban đầu.
- Đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng
Ví dụ: Bên B thỏa thuận sẽ bán cho bạn miếng đất/căn nhà với giá 2 tỷ đồng. Khi ký kết hợp đồng mua bạn sẽ phải đặt cọc trước 300 triệu để đảm bảo trong vòng 1 tuần kể từ ngày ký hợp đồng và cọc, bạn phải giao đủ 2 tỷ đồng cho bên B.
Trong trường hợp này, việc đặt cọc là để đảm bảo nghĩa vụ của 2 bên khi mua bán bất động sản sẽ được thực hiện như hợp đồng đã ký kết.
Đảm bảo 4 cam kết sau trước khi ký hợp đồng
Mặc dù việc đặt cọc chưa phải là giai đoạn kết thúc để bạn mua đất, tuy nhiên có những cam kết về đất bạn vẫn nên đảm bảo, cụ thể:
- Đất không bị tranh chấp, không bị kê biên
- Đất không thuộc quy hoạch
- Đất có giấy chứng nhận hợp pháp
- Đất đang không thế chấp
Làm sao lấy lại được tiền cọc khi dùng giấy viết tay?
Mặc dù pháp luật không cấm hợp đồng đặt cọc bằng giấy viết tay, nhưng nếu không thực hiện đúng cam kết (một trong hai bên không thực hiện hoặc giao kết hợp đồng), thì các bên có thể lấy lại tiền đặt cọc thông qua một trong ba cách sau đây: thương lượng, hòa giải, hoặc khởi kiện ra Tòa án.
Theo khoản 2 của Điều 328 trong Bộ luật Dân sự, kết quả của hợp đồng đặt cọc có thể bao gồm:
- Các bên đã thỏa thuận ký hợp đồng sau khi đặt cọc: Tài sản dùng để đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc tài sản này sẽ được trừ vào khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
- Bên đặt cọc là đối tượng từ chối thực hiện hoặc ký hợp đồng: Trong trường hợp này, bên nhận đặt cọc sẽ được hưởng tài sản đặt cọc.
- Bên từ chối việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng là bên nhận cọc: Bên nhận cọc phải trả cho bên đặt cọc tài sản được dùng để đặt cọc và một khoản tiền tương đương với giá trị của tài sản đặt cọc.
Lưu ý rằng nếu có các thỏa thuận khác giữa các bên, thì thỏa thuận đó sẽ được tuân theo.
Vì vậy, để lấy lại tài sản đặt cọc, các bên có thể thực hiện một trong ba cách sau đây:
- Thương lượng: Các bên có thể thương lượng để quyết định việc trả lại tài sản đặt cọc hoặc bồi thường thiệt hại trong trường hợp mục tiêu của việc đặt cọc không đạt được.
- Hòa giải: Nếu không thể thống nhất thông qua thương lượng, các bên có thể yêu cầu một bên thứ ba thực hiện thủ tục hòa giải để đạt được sự thỏa thuận hoặc không.
- Khởi kiện: Trong trường hợp không thể thỏa thuận được với nhau, một trong các bên có thể đưa vụ việc ra Tòa án để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về hợp đồng đặt cọc.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Giấy đặt cọc mua đất viết tay có giá trị không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Tham khảo thêm:
- Mẫu hợp đồng ủy quyền làm thủ tục nhà đất mới năm 2023
- Tranh chấp đất đai giải quyết như thế nào?
- Các trường hợp phải đăng ký biến động đất đai
Câu hỏi thường gặp
Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.”
Như vậy, đặt cọc là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; đặt cọc được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, phổ biến nhất là khi chuyển nhượng nhà đất.
Tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể như sau:
“2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Theo đó, trường hợp đã đặt cọc nhưng không thực hiện mua bán vẫn sẽ bị phạt. Mức phạt cọc được quy định cụ thể như sau:
Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc.
Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.