Giấy xác nhận người giám hộ mới năm 2023

bởi Ngọc Gấm
Giấy xác nhận người giám hộ mới năm 2023

Chào Luật sư, do anh trai và chị dâu của tôi bị tai nạn giao thông và mất đi một cách đột ngột, cháu tôi không có ai săn sóc và đứng trước nguy cơ bị mồ côi bị bỏ quên. Chính vì thướng cháu, nên với vai trò là một người em ruột tôi muốn làm người giám hộ hợp pháp cho cháu tôi, lo cho nó đến khi dựng vợ gã chồng. Vậy Luật sư có thể cho tôi hỏi giấy xác nhận người giám hộ mới năm 2023 trình bày như thế nào được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về giấy xác nhận người giám hộ mới năm 2023. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Thế nào là giám hộ?

Ngày nay việc giám hộ trở nên khá phổ biến tại Việt Nam, không chỉ những người thân trong gia đình có thể giám hộ cho nhau mà ngay cả những người xa lạ khi có nhu cầu chăm sóc cho một hoàn cảnh khó khăn nào đó cũng có thể thực hiện việc giám hộ.

Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giám hộ như sau:

– Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).

– Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.

– Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.

Quy định về người giám hộ tại Việt Nam như thế nào?

Để có thể trở thành một người giám hộ tại Việt Nam thì bạn phải đáp ứng một số các yêu cầu về mặt pháp luật để đảm bảo rằng trong suốt quá trình giám hộ bạn sẽ có trách nhiệm với công việc giám hộ của mình và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người được giám hộ một cách hợp pháp.

Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người giám hộ như sau:

– Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật này được làm người giám hộ.

– Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

– Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.

Theo quy định tại Điều 52 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên như sau:

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:

– Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

– Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.

– Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

Theo quy định ại Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự như sau:

Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

– Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

– Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.

– Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

Giấy xác nhận người giám hộ mới năm 2023
Giấy xác nhận người giám hộ mới năm 2023

Giấy xác nhận người giám hộ mới năm 2023

Để có thể soạn thảo dễ dàng mẫu giấy xác nhận người giám hộ tại Việt Nam thì bạn phải tiến hành đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về việc đăng ký giám hộ được quy định tại Phụ lục 5 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ GIÁM HỘ

Kính gửi: (1)…………………………………………………………………………………

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Nơi cư trú: (2) …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Giấy tờ tùy thân: (3) …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Đề nghị cơ quan đăng ký việc giám hộ giữa những người có tên dưới đây:

Người giám hộ:

Họ, chữ đệm, tên:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………………………………………………………………..

Giới tính: …………………………Dân tộc:…………………………….. Quốc tịch: ………………………………………………………………………………………………………

Nơi cư trú: (2)……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Giấy tờ tùy thân: (3)……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Người được giám hộ:

Họ, chữ đệm, tên:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………………………………………………

Giới tính: …………………………Dân tộc:…………………………….. Quốc tịch: ………………………………………………………………………………………………………

Nơi cư trú: (2) …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Giấy khai sinh/Giấy tờ tùy thân: (3)……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Lý do đăng ký giám hộ: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.

   Làm tại: ……………………………….. , ngày ……..  tháng ……..  năm …………………………………………………………

        Đề nghị cấp bản sao(4):
, Không
Số lượng:…….bản                  
Người yêu cầu
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)      
………………………………………

Chú thích:

(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký giám hộ.

(2) Ghi theo nơi đăng ký thường trú, nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.

(3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2014).

(4) Đề nghị đánh dấu X vào ô nếu có yêu cầu cấp bản sao và ghi rõ số lượng.

Tải xuống giấy xác nhận người giám hộ mới năm 2023

Để có thể tải xuống giấy xác nhận người giám hộ mới năm 2023 một cách dễ dàng và nhanh chóng, LSX đã cung cấp sẳn cho bạn đường link tải xuống mẫu giấy xác nhận người giám hộ mới năm 2023 hoàn toàn miễn phí, giúp bạn thao tác soạn văn bản một cách dễ dàng hơn.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Vấn đề “Giấy xác nhận người giám hộ mới năm 2023” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Giải thể công ty Tp Hồ Chí Minh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Quy định về người được giám hộ tại Việt Nam?

Theo quy định tại Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người được giám hộ như sau:
– Người được giám hộ bao gồm:
Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
Người mất năng lực hành vi dân sự;
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
– Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.

Điều kiện để giám hộ tại Việt Nam?

Theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện của cá nhân làm người giám hộ như sau:
Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
– Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
– Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Quyền của người giám hộ đương nhiên tại Việt Nam?

Theo quy định tại Điều 58 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của người giám hộ như sau:
– Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền sau đây:
Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
– Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định tại khoản 1 Điều này.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm