Chào Luật sư, tôi có mua một bảo hiểm tai nạn của công ty PTI đã được nhiều năm, vừa rồi khi đi du lịch tôi đã bị một con chó của người dân địa phương cắn và phải nhập viện điều trị 03 ngày. Nay sau khi điều trị xong tôi muốn yêu cầu PTI bồi thường cho tôi. Vậy Luật sư có thể cho tôi hỏi giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm tai nạn được trình bày như thế nào được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm tai nạn như thế nào?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm tai nạn mới năm 2023
– Giấy Yêu cầu trả tiền bảo hiểm có chữ ký , ghi rõ họ tên đầy đủ của NĐBH (tải trên website Eclaim.pti.com.vn);
– Giấy tờ tùy thân (CMND/ CCCD/ Hộ chiếu/ Giấy khai sinh);
– Chứng từ y tế liên quan (sổ khám, báo cáo y tế, toa thuốc, giấy ra viện, kết quả xét nghiệm/X-Quang/ CT/ MRI …);
– Bản tường trình tai nạn. Lưu ý:
– Đối với tai nạn giao thông số tiền bồi thường trên 10,000,000 VND cần có xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền;
– Đối với tai nạn lao động cần xác nhận của công ty;
– Chứng từ thanh toán (hóa đơn/ phiếu thu/ biên lai).
Thủ tục yêu cầu trả tiền bảo hiểm tai nạn mới năm 2023
– Cách 1: Gửi hồ sơ yêu cầu bồi thường qua website công ty bảo hiểm mà bạn đang tham gia.
– Cách 2: Gọi điện hoặc nhắn tin đến số điện thoại nhân viên đang tư vấn bảo hiểm cho bạn để họ chuẩn bị hồ sơ bồi thường và thực hiện thủ tục bồi thường cho bạn.
– Cách 3: Gửi thư lên trụ sở công ty bảo hiểm yêu cầu bồi thường thiệt hại do tai nạn.
Thời gian giải quyết yêu cầu: Tối đa 30 ngày (nếu hồ sơ bồi thường đầy đủ hồ sơ ban đầu).
Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm tai nạn như thế nào?
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……………….., ngày…….. tháng……….. năm………..
GIẤY YÊU CẦU TRẢ TIỀN BẢO HIỂM
Kính gửi: Công ty Bảo hiểm ……………
Tên Người yêu cầu bảo hiểm: …………………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………………………
Với tư cách: Người được bảo hiểm Người được ủy quyền hợp pháp của Người được bảo hiểm Người thụ hưởng hợp pháp của Người được bảo hiểm.
Có mua bảo hiểm [Tên sản phẩm bảo hiểm]: …………………………………….. tại Quý Công ty theo các chi tiết cụ thể như sau:
- Hợp đồng bảo hiểm số/ GCNBH số: …………………………………………..Cấp ngày: …………………………
- Hiệu lực từ ngày: ……………………………………………….Đến ngày: ……………………………………………….
- Tên Người được bảo hiểm:……………………………………………………………………………………………….
- Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………………………
- Điện thoại: ……………………………………………………….. Email: ……………………………………………………
- Ngày khám bệnh hoặc ngày xảy ra tai nạn: …………………………………………………………………………….
- Nơi xảy ra tai nạn: ……………………………………………………………………………………………………….
- Chẩn đoán bệnh /Nguyên nhân & diễn biến vụ tai nạn: …………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………
- Tên bệnh viện/phòng khám điều trị: ………………………………………………………………………………………
- Ngày nhập viện ……………………………………………….Ngày xuất viện:……………………………………………
- Tổng số tiền yêu cầu bồi thường: …………………………………………………………………………………………..
- Hình thức nhận tiền bồi thường:
Nhận tiền qua Ngân hàng Người thụ hưởng: …………………………..……… Số tài khoản:………………………….…..………… Tên Ngân hàng: …………………….….…………… Địa chỉ ngân hàng:……………………..…………… | Nhận tiền tại Bưu cục Người thụ hưởng/được ủy quyền: …………….………. Số CMND: …………………………………………….. Ngày cấp:………………….. Nơi cấp: ………………… Tên bưu cục nhận tiền: ………………………………… |
Cam kết:
Hồ sơ đính kèm: Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm (Bản chính) ……………………………………………. …………………………………………….. ……………………………………………. ……………………………………….. ………………………………………… | Người yêu cầu trả tiền bảo hiểm (ký tên,ghi rõ họ tên) Họ tên:_______________________ |
Tôi, với tư cách là người yêu cầu bồi thường, xin cam kết những lời khai nêu trên là đầy đủ và đúng sự thật. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và theo các quy định của PTI về hồ sơ bồi thường này. Tôi cũng đồng ý rằng với Giấy yêu cầu này, tôi cho phép PTI tiếp xúc với các bên thứ ba (từ bất kỳ bác sĩ, cơ sở y tế, nhà thuốc, Công ty và các đại lý hoặc các tổ chức khác…) để thu thập thông tin cần thiết thực hiện xem xét bồi thường cho hợp đồng bảo hiểm của tôi và/hoặc người thân của tôi.
Tải xuống mẫu giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm tai nạn
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ LSX
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm tai nạn như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bắc giang. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra; trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.
– Người lao động bị bệnh nghề nghiệp làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc cho người sử dụng lao động, hoặc trước khi nghỉ hưu, trước khi thôi việc, trước khi chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác (không bao gồm các trường hợp người lao động bị bệnh nghề nghiệp do làm các nghề, công việc cho người sử dụng lao động khác gây nên
– Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó;
– Việc bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định sau:
+ Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) trong lần khám đầu;
+ Từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.
Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này được tính như sau:
– Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này: