Vay tiền là vấn đề thường xuyên xảy ra trong đời sống hiện nay. Mọi cá nhân, pháp nhân có thể vay tiền; miễn là phù hợp với những quy định của pháp luật. Tuy nhiên thì chủ thể của hợp đồng là hai doanh nghiệp có thể cho nhau vay tiền được không? Dưới đây chính và nội dung về vấn đề trên mà luật sư X sẽ làm rõ!
Câu hỏi:
Chào Luật sư X! Tôi có một câu hỏi như sau:
Công ty tôi có vốn nhàn rỗi, muốn cho một công ty khác vay tiền để lấy lãi thì có được pháp luật cho phép không?
Mong nhận được câu trả lời từ Luật sư; tôi xin cảm ơn!
Nội dung tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi hỏi tới Luật sư X; sau quá trình phân tích và nghiên cứu; chúng tôi xin được trả lời như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp năm 2020.
- Văn bản số 07/VBHN-VPQH.
Các quyền của doanh nghiệp được phép làm theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2020; doanh nghiệp có quyền:
1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
Vì vậy về nguyên tắc; ngoài các hoạt động của nội bộ doanh nghiệp; trong phạm vi hoạt động của mình, doanh nghiệp được phép thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận.
Ngành nghề mà doanh nghiệp lựa chọn không thuộc diện bị pháp luật cấm; đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cần thực hiện các thủ tục cấp phép mới được kinh doanh.
Tuy nhiên, cho vay là hình thức cấp tín dụng; theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Hai doanh nghiệp có thể cho nhau vay tiền được không?
Theo điều 8 Văn bản số 07/VBHN-VPQH ngày 12/12/2017 hợp nhất Luật các tổ chức tín dụng về quyền hoạt động ngân hàng; Chỉ các tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép mới được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Chúng được quy định cụ thể như sau:
“Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán.”
“Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:
a) Nhận tiền gửi;
b) Cấp tín dụng;
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.”
Luật nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng; trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán.
Theo các quy định trên thì hai Công ty trong nước không thể cho vay lẫn nhau.
Như vậy, các hoạt động cho vay được coi là hoạt động kinh doanh chủ yếu của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. Nếu doanh nghiệp không phải là ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng nên không được phép thực hiện hoạt động cho vay để thu lợi nhuận.
Trường hợp nào Doanh nghiệp có thể cho doanh nghiệp khác vay tiền
Theo quy định tại Thông tư 09/2015/TT-BTC hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 6, Nghị định 222/2013/NĐ-CP như sau:
Điều 3. Hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác
Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.
Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:a) Thanh toán bằng Séc;
b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
Doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác bằng tài sản (không phải bằng tiền) thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Điều 4. Hình thức thanh toán trong giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau giữa các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng
Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng (là các doanh nghiệp không thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng) khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau sử dụng các hình thức thanh toán được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
Như vậy có thể đưa tới một số kết luận sau:
Doanh nghiệp có thể cho doanh nghiệp khác vay tiền nhưng không được cho vay bằng tiền mặt; mà có thể sử dụng bằng Séc, Ủy nhiệm chi, chuyển khoản).
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2020; doanh nghiệp có quyền:
1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
Các hoạt động cho vay được coi là hoạt động kinh doanh chủ yếu của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. Nếu doanh nghiệp không phải là ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng nên không được phép thực hiện hoạt động cho vay để thu lợi nhuận.
Doanh nghiệp có thể cho doanh nghiệp khác vay tiền nhưng không được cho vay bằng tiền mặt; mà có thể sử dụng bằng Séc, Ủy nhiệm chi, chuyển khoản).
Liên hệ Luật Sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung về Hai doanh nghiệp có thể cho nhau vay tiền được không? . Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102
Xem thêm: Vay tiền nhưng cố tình không trả thì phải xử lý như thế nào ?