Hiện nay, cùng với phát triển kinh tế, xã hội. Vấn đề liên quan đến hôn nhân ngày càng được quan tâm. Trong những năm gần đây, số lượng các cặp vợ – chồng ly hôn tăng nhanh với số lượng đáng kể. Đây là quyền hợp pháp của họ khi nhận thấy không thể chung sống, yêu thương nhau. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam cũng đưa ra một số hạn chế đối với quyền ly hôn của người chồng. Luật sư có thể nói rõ hơn về vấn đề này không? Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn Quý khách hàng đã gửi câu hỏi cho Luật sư X. Với thắc của Quý khách hàng chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Bài viết sẽ nói về vấn đề hạn chế quyền ly hôn của người chồng. Từ đó đưa ra các trường hợp người chồng không được ly hôn. Nhằm giúp cho Quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cũng như các vấn đề khác có liên quan đến quyền ly hôn.
Ly hôn là gì?
Dưới góc độ xã hội, thì ly hôn được hiểu là một hình thức chính thức. Nhằm chấm dứt việc xác lập quan hệ là vợ chồng.
Ngoài ra tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2015. Cũng có quy định cụ thể về ly hôn. Theo đó ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của đương sự.
Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử, có vai trò quan trọng trong việc góp phần tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật.
Quyền yêu cầu ly hôn
Kết hôn và ly hôn là quyền nhân thân. Là quyền dân sự cơ bản của con người, không thể chuyển giao. Pháp luật công nhận cho nam và nữ quyền quyết định kết hôn. Theo đó cũng cho vợ, chồng quyền ly hôn để chấm dứt quan hệ hôn nhân.
Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Như vậy, khi cảm thấy quan hệ vợ chồng đã thực sự mâu thuẫn sâu sắc. Tình cảm thương yêu, gắn bó đã hết. Không còn mong muốn sống chung, mục đích của hôn nhân không đạt được. Thì họ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Theo đó ly hôn có thể xuất hiện trường hợp thuận tình ly hôn hoặc ly hôn khi một bên có yêu cầu.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều cặp vơ chồng đã “hết tình, cạn nghĩa” nhưng vẫn không ly hôn thì cũng không ai có thể ép buộc họ cả. Có thể thấy, sự tự nguyên không chỉ thể hiện trong việc kết hôn mà còn thể hiện trong việc tồn tại hôn nhân.
Đối với trường hợp vợ hoặc chồng bị bệnh. Gây nên tình trạng mất năng lực hành vi dân sự. Và người vợ hoặc chồng bị người còn lại bạo hành gây nên tình trạng nguy hiểm. Thì cha, mẹ hoặc người thân của người bị bạo hành có quyền yêu cầu ly hôn
Hạn chế quyền ly hôn của người chồng
Vấn đề hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng được quy định tại Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Theo đó người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp: Vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Có thể nhận thấy quy định này là hoàn toàn hợp lý. Nó xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em, tính nhân đạo của pháp luật và đảm bảo nguyên tắc hiến định về bình đẳng giới được quy định trong Hiến pháp 2013 .
Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng là quy phạm pháp luật dành riêng cho nam giới. Nhằm bảo đảm bình đẳng thực chất cho người phụ nữ khi họ thực hiện chức năng làm mẹ (mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi) đặc biệt trong lĩnh vực hôn nhân gia đình mà thực trạng tại Việt Nam hiện nay còn tồn tại sự phân biệt đối xử đối với người phụ nữ và bất bình đẳng nam nữ.
Theo luật, con ở đây được hiểu là con hợp pháp. Căn cứ nguyên tắc suy đoán cha mẹ cho con trong giá thú. Không phân biệt con có thực sự cùng huyết thống với người chồng hay không.
Xem thêm các bài viết liên quan
Có ly hôn được không khi một bên không đồng ý ký đơn?
Vợ chồng có được thuận tình ly hôn khi con dưới 1 tuổi không?
Có được ly hôn khi một bên đang đi tù hay không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vẫn của chúng tôi về vấn đề “hạn chế quyền ly hôn của người chồng”. Khi Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ liên quan đến vấn đề trên cũng như các vấn đề pháp lý khác. Quý khách hàng có thể gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khoản 14 điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Như vậy, Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của đương sự. Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử. Có vai trò quan trọng trong việc góp phần tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật.
Khi cảm thấy quan hệ vợ chồng đã thực sự mâu thuẫn sâu sắc. Tình cảm thương yêu, gắn bó đã hết, không còn mong muốn sống chung. Quan hệ vợ chồng đã đến mức “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” thì vợ, chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Cha, mẹ, người thân thích khác của một bên vợ, chồng có quyền yêu cầu toà án giải quyết li hôn khi có đủ ba yếu tố:
Một là một bên vợ hoặc chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
Hai là bên vợ hoặc chồng đó là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng hoặc vợ của họ gây ra;
Ba là tính mạng, sức khoẻ, tinh thần của nạn nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng là quy phạm pháp luật dành riêng cho nam giới. Nhằm bảo đảm bình đẳng thực chất cho người phụ nữ khi họ thực hiện chức năng làm mẹ.