Hạn mức chuyển đổi đất vườn sang đất ở năm

bởi Liên
Hạn mức chuyển đổi đất vườn sang đất ở

Chuyển mục đích sử dụng đất là một trong những quyền mà người sử dụng đất hợp pháp được hưởng. Do nhu cầu sử dụng đất ở của mọi người ngày một tăng nên việc chuyển mục đích sử dụng từ những loại đất khác sang đất ở đang diễn ra rất phổ biến, trong đó có việc chuyển đổi từ đất vườn sang đất ở. Vậy việc chuyển đổi đất vườn sang đất ở có đúng với quy định của pháp luật hay không? Xác định hạn mức đất vườn để chuyển đổi sang đất ở như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Hạn mức chuyển đổi đất vườn sang đất ở là gì?

Hiện nay pháp luật chưa đặt ra quy định cụ thể về hạn mức chuyển đổi đất mà chỉ đặt ra các quy định đối với hạn mức sử dụng đất. Theo đó, tại khoản 1 Điều 15 Luật đất đai năm 2013 quy định về hạn mức sử dụng đất bao gồm: “Hạn mức giao đất nông nghiệp, hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp”.

Tuy nhiên, căn cứ theo các quy định của Luật đất đai năm 2013 thì có thể hiểu rằng, hạn mức chuyển đổi đất là diện tích đất tối đa mà người sử đất được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên cơ sở mục đích sử dụng đất hiện đang sử dụng đã đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm, nhận chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác hoặc là đất đã sử dụng ổn định lâu dài theo quy định của pháp luật về đất đai. 

Như vậy, từ nội dung đã nêu trên có thể thấy rằng hạn mức chuyển đổi đất vườn sang đất ở chính là giới hạn diện tích đất vườn được phép chuyển đổi hay diện tích đất vườn tối đa mà người sử dụng đất có thể được phép chuyển đổi sang đất ở theo quy định của pháp luật.

Hạn mức chuyển đổi đất vườn sang đất ở được xác định như thế nào?

Dựa trên thực tế hiện nay có thể hiểu đất vườn là phần diện tích đất được sử dụng để cây lâu năm; cây hàng năm; hoặc trồng xen kẽ cây hàng năm với cây lâu năm như là: trồng rau, trồng cây ăn quả, cây cảnh,…Đất vườn có thể là thửa đất gắn liền với nhà ở hoặc là thửa đất trong và ngoài khu dân cư.

– Xác định đất vườn:

Đất vườn được xác định dựa trên quy định tại Điều 103 Luật đất đai như sau:

“Điều 103. Xác định diện tích đất ở đối với trường hợp có vườn, ao

1. Đất vườn, ao của hộ gia đình, cá nhân được xác định là đất ở phải trong cùng một thửa đất đang có nhà ở.

2. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này thì diện tích đất ở được xác định theo giấy tờ đó.

Trường hợp trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này chưa xác định rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được công nhận không phải nộp tiền sử dụng đất được xác định bằng không quá 05 lần hạn mức giao đất ở quy định tại khoản 2 Điều 143 và khoản 4 Điều 144 của Luật này.

3. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật này mà trong giấy tờ đó ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định theo giấy tờ đó.

4. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật này mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện, tập quán tại địa phương quy định hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình phù hợp với tập quán ở địa phương theo số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình;

b) Trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định bằng hạn mức công nhận đất ở tại địa phương;

c) Trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ diện tích thửa đất.

5. Đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật này mà đất đã sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì diện tích đất ở được xác định theo mức quy định tại khoản 4 Điều này; trường hợp đất đã sử dụng ổn định kể từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì diện tích đất ở được xác định theo mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 143 và khoản 4 Điều 144 của Luật này.

6. Phần diện tích đất vườn, ao còn lại sau khi đã xác định diện tích đất ở theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 của Điều này thì được xác định sử dụng vào mục đích hiện trạng đang sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này.

7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.

– Xác định hạn mức chuyển đổi đất vườn sang đất ở

Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Luật đất đai năm 2013, việc xác định hạn mức chuyển đổi đất vườn sang đất ở được dựa trên hai căn cứ sau:

  • Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. (Đối với hộ gia đình, cá nhân thì Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất).

Như vậy, hạn mức chuyển đổi đất vườn sang đất ở sẽ căn cứ dựa trên kế hoạch sử dụng đất hàng năm của UBND huyện, quận, thị xã quyết định cho hộ gia đình, cá nhân được phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn sang đất ở sau khi nhận được đơn và diện tích đất xin chuyển đổi thuộc khu vực được phép chuyển. Đồng thời phần diện tích đất này phải không vượt quá mức diện tích đất tối đa mà người sử đất được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất vườn sang đất ở theo nội dung đã được quy định.

Hạn mức chuyển đổi đất vườn sang đất ở
Hạn mức chuyển đổi đất vườn sang đất ở

Các trường hợp được phép chuyển đổi đất hiện nay

Theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật đất đai năm 2013, các trường hợp được phép chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm:
“1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp”.

Lưu ý: Khi chuyển mục đích sử dụng đất đối với các trường hợp nêu trên thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.

Liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Hạn mức chuyển đổi đất vườn sang đất ở”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý chia nhà ở khi ly hôn cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Hạn mức sử dụng đất vườn là bao nhiêu năm?

Vì hiện nay pháp luật không đặt ra quy định cụ thể đối với đất vườn. Dựa vào mục đích sử dụng đất vườn của người sử dụng đất có thể thấy đất vườn thuộc nhóm đất nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 126 Luật đất đai năm 2013 thì thời hạn sử dụng đất vườn có thể lên tới gần 50 năm.

Có được chuyển đổi đất vườn sang đất ở vượt quá hạn mức không?

Theo quy định của pháp luật về đất đai thì Nhà nước đặt ra quy định cụ thể về hạn mức tối đa hoặc tối thiểu đối với chuyển mục đích sử dụng đất áp dụng trên phạm vi cả nước. Mặt khác, hạn mức chuyển đổi đất sẽ phụ thuộc vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của từng địa phương, do vậy việc có được chuyển đổi đất vườn sang đất ở vượt quá hạn mức hay không sẽ phụ thuộc vào quy định của từng địa phương trên cơ sở của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm