Việc xác định chính xác hàng thừa kế là căn cứ quan trọng để phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Vậy hàng thừa kế thứ ba là gì? Hàng thừa kế thứ ba gồm những ai? Hàng thừa kế thứ ba được hưởng di sản thừa kế như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ:
- Bộ luật dân sự 2015
Nội dung tư vấn:
1. Hàng thừa kế thứ ba được hiểu như thế nào?
Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về các hàng thừa kế như sau:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.Hàng thừa kế thứ ba là những người thân có mối quan hệ khá xa có thể lên đến bốn đời như là cụ nội cụ ngoại, còn gần hơn có thể kể đến những người thân như là cô dì chú bác và cháu ruột của người để lại thừa kế.
2. Hàng thừa kế thứ ba được chia di sản thừa kế như thế nào?
Như vậy, những người ở hàng thừa kế thứ ba chỉ được hưởng di sản thừa kế khi không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất (vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết) và hàng thừa kế thứ hai ( gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại) do những người này hoặc đã chết, hoặc không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Trong thực tế cũng không có nhiều trường hợp người thừa kế ở hàng thứ 3 được hưởng thừa kế. Các cụ nội, cụ ngoại có ít trường hợp còn sống hay đủ minh mẫn để chấp nhận việc hưởng thừa kế, có lẽ phổ biết nhất trong trường hợp này thường là cô dì chú bác ruột của người đã mất.Điều 651 của Bộ luật dân sự 2015, tại khoản 2 và khoản 3 có quy định rõ:
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước, do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Ví dụ:
Bà Y là mẹ đơn thân, có hai con là anh A và chị B. A đã có vợ và 2 con là M, N. Chị B sống một mình, không chồng con. Một ngày nọ, chị B chết, để lại khối di sản thừa kế là 500 triệu đồng. Xác định từng hàng thừa kế sẽ như sau: Bà Y là mẹ ruột của chị B, thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Anh A là anh trai ruột của chị B, thuộc hàng thừa kế thứ hai. Hai cháu M và N là 2 cháu ruột ( gọi chị B là cô), thuộc hàng thừa kế thứ ba. Bà Y vì sức khỏe già yếu nên đã mất trước khi nhận di sản thừa kế. Anh A thì định cư ở nước ngoài nên từ chối nhận di sản thừa kế. Khi đó, hai cháu M và N sẽ được hưởng di sản thừa kế do chị B để lại. Như vậy, M và N là hai người thuộc hàng thừa kế thứ ba của chị B và sẽ được nhận mỗi người 250 triệu đồng từ di sản của người cô ruột. Hy vọng bài viết có ích cho bạn! Khuyến nghị- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102