Hiện nay, tình trạng con đánh đập cha mẹ, chồng đánh đập vợ diễn ra ngày càng nhiều trong xã hội. Vậy hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình bị tội gì? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
1. Hành vi hành hạ, ngược đãi được hiểu như thế nào?
Hành vi ngược đãi, hành hạ thông thường được hiểu là việc đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở và về các mặt sinh hoạt hàng ngày khác đối với người thân như: nhiếc móc, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách một cách không bình thường hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể người bị hại như: đánh đập, giam hãm,… làm cho người bị hại bị đau đớn về thể xác và tinh thần.
2. Hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình là hành vi cấm của pháp luật
Hành vi ngược đãi, hành hạ các thành viên trong gia đình đã xâm phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ được Luật hôn nhân gia đình và Bộ luật hình sự quy định.
Theo khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định có hành vi bị cấm như sau:
Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
2. Cấm các hành vi sau đây:
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Như vậy, việc hành hạ, ngược đãi thành viên là hành vi cấm và xâm phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ được Luật hôn nhân gia đình.
3. Hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình bị tội gì?
Hành vi, ngược đãi thành viên gia đình có thể bị truy tố theo tội hành hạ hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình được quy định tại Điều 185 Bộ luật hình sự. Cụ thể:
Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.
Hành vi hành hạ, ngược đãi này sẽ bị truy tố theo tội danh trên nếu đáp ứng các dấu hiệu cấu thành tội này. Cụ thể:
Khách thế của tội phạm:
Xâm phạm quyền được bảo hộ về thân thể, sức khỏe, uy tín , danh dự, nhân phẩm của các thành viên trong gia đình như ông bà, cha mẹ, vợ, con, anh, chị em.
Mặt khách quan của tội hành hạ thành viên trong gia đình:
- Hành vi khách quan của tội phạm:
- Hành vi bạo lực xâm phạm thân thể: là làm cho ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng đau đớn về thể xác và đè nén, áp bức về tinh thần như đánh đập, giam hãm không cho ra khỏi nhà,…
- Hành vi đối xử tồi tệ: chửi rủa, xỉ vả ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng trước đám đông, tung tin đồn nhảm để người khác tưởng là sự thật…
- Hậu quả: gây ra thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng, những hành vi trên phải ở một mức độ nhất định để có tính nguy hiểm cho xã hội.
Chủ thể của tội phạm:
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên và người có năng lực trách nhiệm hình sự.
- Chủ thể của tội phạm chỉ có thể là người có quan hệ huyết thống và nuôi dưỡng với nạn nhân.
Mặt chủ quan của tội phạm :
- Lỗi cố ý. Người thực hiện hành vi hành hạ, ngược đãi này nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố ý thực hiện và nhận thức được hậu quả của hành vi đó.
- Mục đích, động cơ phạm tội: không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.
Hình phạt: Có 2 khung hình phạt:
- Khung 1: quy định hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 Bộ luật hình sự.
- Khung 2: quy định hình phạt tù từ 02 năm đến 05 năm đối với trường hợp phạm tội được quy định tại khoản 2 Điều 185 Bộ luật hình sự.
Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn!
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi liên quan
Khi vật nuôi bị trộm, người chủ thường vô cùng bức xúc, ức chế, dẫn đến hành vi đánh đập kẻ trộm.
Tuy nhiên, việc đánh kẻ trộm vật nuôi là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt như sau:
+ Bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng về hành vi cố ý gây thương tích cho người khác; nếu người chủ vật nuôi đánh kẻ trộm và gây thương tích dưới 11% (điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được hiểu là hành vi cẩu thả hoặc vì quá tự tin gây hậu quả làm người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe.