Hành vi báo cháy giả bị phạt bao nhiêu tiền?

bởi Ngọc Gấm
Hành vi báo cháy giả bị phạt bao nhiêu tiền?

Chào Luật sư, dạo gần đây tại chung cư của chúng tôi xuất hiện nhiều đối tượng lạ mặt thường xuyên thông báo với phía bảo vệ về trường hợp chung cư có cháy nổ khiến cho chuông báo động liên tục vang lên thẩm chí là có lần còn có xe cấp cứu và xe chữa cháy đến. Đều này khiến cho người dân chung cư vô cùng bức xúc. Chính vì thế nhờ luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp người có hành vi báo cháy giả thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Để thông tin đến quý độc giải về câu hỏi hành vi báo cháy giả bị phạt bao nhiêu tiền? LSX mời bạn theo dõi bài viết sau.

Báo cháy giả có vi phạm pháp luật không?

Báo cháy giả có vi phạm pháp luật không? Báo cháy giả chính là một hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng được quy định rõ ràng trong quy định Luật Phòng cháy chữa cháy 2001 sđ bs 2013. Chính vì thế nếu ai đó có ý đồ thực hiện hành vi báo cháy giả nhằm mục đích mua vui thì nên dừng lại ngay lập tức nếu không muốn cơ quan công an xử phạt thật nặng về hành vi lệch lạc với chuẩn mực đạo đức này.

Theo quy định tại Điều 13 Luật Phòng cháy chữa cháy 2001 sđ bs 2013 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

“1. Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

2. Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.

3. Lợi dụng phòng cháy và chữa cháy để xâm hại tính mạng, sức khỏe con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.

4. Báo cháy giả.

4a. Không báo cháy khi có điều kiện báo cháy; trì hoãn việc báo cháy.

5.Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ.

5a. Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.

6.Thi công công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

7. Chiếm đoạt, hủy hoại, làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển, che khuất phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn; cản trở lối thoát nạn.

8. Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.”

Hành vi báo cháy giả bị phạt bao nhiêu tiền?
Hành vi báo cháy giả bị phạt bao nhiêu tiền?

Hành vi báo cháy giả bị phạt bao nhiêu tiền?

Nếu bạn là người có ý đồ trêu ghẹo về việc báo giả cháy tại các chung cư thì hãy dừng ngay ý định này đi vì đây chính là một hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Với hành vi này bạn có thể phải đói mặt với mức xử phạt vi phạm hành chính từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Đây hiện được xem là mức xử phạt vi phạm hành chính khá cao, nhằm răn đe những người có hành vi không chuẩn mực.

Theo quy định tại Điều 42 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm quy định về thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn như sau:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không có phương tiện, thiết bị phát hiệu lệnh hoặc thông tin báo cháy theo quy định của pháp luật;

b) Không thay thế phương tiện, thiết bị thông tin báo cháy bị hỏng hoặc mất tác dụng.

2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không báo cháy, sự cố, tai nạn hoặc ngăn cản, gây cản trở việc thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn;”

b) Báo cháy giả; báo tin sự cố, tai nạn giả.

Cách thức và trách nhiệm báo cháy và tham gia chữa cháy

Khi gặp cháy nổ xảy ra bạn phải nhanh chóng bấm phím 114 để gọi cho công an phòng cháy chữa cháy nhanh nhất có thể hoặc gọi điện cho công an địa phương để cơ quan có thẩm quyền có thể điều người hoặc hướng dẫn cách thức phòng cháy chữa cháy nhanh nhất có thể cho bạn. Việc phòng chóng cháy nổ là trách nhiệm của mọi nhà không riêng gì trách nhiệm của riêng ai, nếu bạn không có ý thức phòng cháy chữa cháy và gây ra hậu quả thì bạn phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Theo quy định tại Điều 32 Luật Phòng cháy chữa cháy 2001 sđ bs 2013 quy định vềthông tin báo cháy và chữa cháy

“Thông tin báo cháy bằng hiệu lệnh hoặc bằng điện thoại.

Số điện thoại báo cháy được quy định thống nhất trong cả nước là 114.

Phương tiện thông tin liên lạc phải được ưu tiên để phục vụ báo cháy, chữa cháy.”

Theo quy định tại Điều 33 Luật Phòng cháy chữa cháy 2001 sđ bs 2013 quy định về trách nhiệm chữa cháy và tham gia chữa cháy như sau:

“1. Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy nhanh nhất và chữa cháy; cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân gần nơi cháy phải nhanh chóng thông tin và tham gia chữa cháy.

2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy khi nhận được tin báo cháy trong địa bàn được phân công quản lý hoặc nhận được lệnh điều động phải lập tức đến chữa cháy; trường hợp nhận được thông tin báo cháy ngoài địa bàn được phân công quản lý thì phải báo ngay cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy nơi xảy ra cháy, đồng thời phải báo cáo cấp trên của mình.

3. Các cơ quan y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và các cơ quan hữu quan khác khi nhận được yêu cầu của người chỉ huy chữa cháy phải nhanh chóng điều động người và phương tiện đến nơi xảy ra cháy để phục vụ chữa cháy.

4. Lực lượng công an, dân quân, tự vệ có trách nhiệm tổ chức giữ gìn trật tự, bảo vệ khu vực chữa cháy và tham gia chữa cháy.

4a. Ủy ban nhân dân các địa phương giáp ranh phải xây dựng phương án phối hợp và tổ chức lực lượng tham gia chữa cháy khi có yêu cầu.”

Ngoài ra, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm một số thông tin về Cấp sổ đất xen kẹt của chúng tôi qua website này nhé.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Hành vi báo cháy giả bị phạt bao nhiêu tiền?. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

 Huy động lực lượng, phương tiện để chữa cháy như thế nào?

1. Khi có cháy, người và phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đều có thể được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy; khi nhận được lệnh huy động phải chấp hành ngay. Phương tiện, tài sản được huy động bị thiệt hại hoặc nhà, công trình bị phá dỡ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 38 của Luật này được bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Việc huy động xe ưu tiên, người và phương tiện của quân đội, của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam để tham gia chữa cháy được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Quyền ưu tiên cho người, phương tiện tham gia chữa cháy như thế nào?

1. Người được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy được ưu tiên đi trên các phương tiện giao thông.
2. Lực lượng, phương tiện khi làm nhiệm vụ chữa cháy có các quyền ưu tiên sau đây:
a) Lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được sử dụng còi, đèn, cờ ưu tiên và tín hiệu đặc biệt khác; ưu tiên đi trên đường giao thông theo quy định của pháp luật;
b) Lực lượng, phương tiện khác khi huy động làm nhiệm vụ chữa cháy có các quyền ưu tiên quy định tại điểm a khoản này trong phạm vi khu vực chữa cháy.
3. Người và phương tiện tham gia giao thông khi thấy tín hiệu còi, đèn, cờ ưu tiên của phương tiện đi làm nhiệm vụ chữa cháy phải nhanh chóng nhường đường.
4. Lực lượng Cảnh sát giao thông và các lực lượng khác khi làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn giao thông có trách nhiệm bảo đảm cho lực lượng, phương tiện đi chữa cháy được lưu thông nhanh nhất.

Khắc phục hậu quả vụ cháy ra sao?

1. Khắc phục hậu quả vụ cháy gồm những việc sau đây:
a) Tổ chức cấp cứu ngay người bị nạn; cứu trợ, giúp đỡ người bị thiệt hại ổn định đời sống;
b) Thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường, trật tự an toàn xã hội;
c) Nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có cơ sở bị cháy có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm