Dịch vụ cấp sổ đất xen kẹt nhanh chóng, uy tín tại LSX

bởi VanAnh
Cấp sổ đất xen kẹt

LSX nhận được khá nhiều câu hỏi về loại đất xen kẹt. Trong đó có câu hỏi như sau: Chào luật sư, hai vợ chồng tôi đang có ý định mua đất để xây nhà, sau khi tìm hiểu thì chúng tôi được một người bạn giới thiệu cho mua một ô đất có vị trí khá ổn và giá cả cũng khá thấp, tuy nhiên ô đất này lại là đất xen kẹt và vẫn chưa được cấp sổ đỏ nên tôi đang sợ rủi ro. Luật sư cho tôi hỏi là bây giờ tôi mà mua mảnh đất này và muốn xin “Cấp sổ đất xen kẹt” thì phải thực hiện thủ tục như thế nào?. Mong luật sư giải đáp.

Đất xen kẹt là thuật ngữ mà người dân sử dụng khá phổ biến. Khi đây là một loại đất xuất hiện khá nhiều vào khoảng thời gian trước, với ưu thế về giá cả nên rất nhiều người chọn mua loại đất này mà vẫn chưa biết về các quy định pháp lý dành cho loại đất này. Do vậy nếu muốn xin cấp sổ đỏ cho đất xen kẹt được nhanh chóng thì mời bạn tham khảo dịch vụ cấp sổ đất xen kẹt của LSX nhé.

Dịch vụ cấp sổ đất xen kẹt tại LSX

Là một doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm, LSX luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chuẩn chỉnh nhất hiện nay, đội ngũ tư vấn viên kinh nghiệm, được đào tạo mang đến những kiến thức vững chắc trong pháp lý, thái độ lịch sự, thân thiện, nhiệt tình mang đến những tư vấn chính xác nhất cho khách hàng trong quá trình thực hiện dịch vcấp sổ đất xen kẹt trọn gói của chúng tôi.

Với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ cấp sổ đất xen kẹt, LSX sẽ thay bạn hoàn tất hồ sơ giấy tờ và thủ tục với cơ quan có thẩm quyền để việc làm sổ đỏ đất xen kẹt trở nên thuận lợi và nhanh chóng. Khi sử dụng dịch vụ cấp sổ đất xen kẹt, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ bạn một cách nhanh chóng và hiệu quả. LSX sẽ thực hiện các công việc sau:

  • Cung cấp thông tin pháp luật mới nhất,
  • Tư vấn phương án toàn diện, đảm bảo quyền và lợi ích cho khách hàng
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ xin cấp sổ đỏ đất xen kẹt
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Thực hiện các công việc khác có liên quan theo mong muốn của khách hàng

Lý do nên sử dụng Dịch vụ cấp sổ đất xen kẹt của LSX như sau:

Dịch vụ chính xác, nhanh gọn: Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. LSX sẽ thực hiện nhanh chóng có kết quả quý khách hàng sẽ thực hiện các công việc của mình nhanh hơn.

Đúng thời hạn: Với phương châm “đưa Luật sư đến ngay tầm tay bạn“; chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.

Chi phí: Chi phí dịch vụ của LSX có tính cạnh tranh cao; tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Với giá cả hợp lý, chúng tôi mong muốn khách có thể trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.

Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng LSX sẽ bảo mật 100%.

Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau

Hình thức tư vấn trực tiếp

LSX tư vấn trực tiếp tại văn phòng ở 3 trụ sở:

  • Trụ sở chính Hà Nội: Biệt thự số 1, Lô 4E Trung Yên 10B Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Trụ sở Hồ Chí Minh: Số 21, Đường số 7 CityLand Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp
  • Trụ sở Bắc Giang: Số 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ

Hình thức tư vấn online

Nếu quý khách hàng không thể đến tư vấn trực tiếp tại văn phòng thì có thể sử dụng dịch vụ tư vấn online để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hoặc tham gia Group tư vấn pháp luật miễn phí quan Zalo của LSX:

Đất xen kẹt được hiểu là gì?

Hiện nay, pháp luật về đất đai không định nghĩa về đất xen kẹt. Thực tế thì người dân hay gọi phần diện tích đất vườn hay đất nông nghiệp nằm xen lẫn trong các khu dân cư. Diện tích đất xen kẹt này vẫn được sử dụng với mục đích làm ao vườn, trồng cây chứ chưa được chuyển mục đích sử dụng đất lên thành đất thổ cư.

Nói cách khác, đất xen kẹt thường là những phần diện tích đất chưa xây dựng nhà ở, nằm trong quy hoạch đất ở, xung quanh diện tích đất xen kẹt là nhà dân, khu dân cư.

Đất xen kẹt cũng là loại đất được sử dụng với một trong số những mục đích được quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, ví dụ trồng ngô, đậu, khoai,…làm ao nuôi cá,…

Đất xen kẹt xuất hiện nhiều hơn ở các thành phố, nơi có mật độ dân số, mức độ xây dựng cao.

Tóm lại, pháp luật đất đai không định nghĩa đất xen kẹt mà đất xen kẹt thường được hiểu là phần diện tích nằm xen lẫn giữa khu dân cư và thường là đất nông nghiệp.

Dịch vụ cấp sổ đất xen kẹt nhanh chóng uy tín

Theo quy định, đất xen kẹt có làm được sổ đỏ không?

Đất xen kẹt hiện nay xuất hiện khá nhiều ở các khu vực thành phố lớn với mật độ dân số đông và diện tích đất thổ cư khá lớn nhưng hiện nay loại đất này gần như không còn tồn tại do diện tích đất đã được quy hoạch rõ ràng. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều trường hợp đã mua loại đất này và vẫn chưa được cấp sổ đỏ. Vậy thì theo quy định, đất xen kẹt có làm được sổ đỏ không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời ngay nhé.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 101 Luật Đất đai 2013, đất xen kẹt có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu như đáp ứng các điều kiện sau:

  • Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 1 tháng 7 năm 2004.
  • Đất không vi phạm pháp luật về đất đai.
  • Đất được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 101 Luật Đất đai 2013, đất xen kẹt có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu như đáp ứng các điều kiện sau:

  • Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 1 tháng 7 năm 2004.
  • Đất không vi phạm pháp luật về đất đai.
  • Đất được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp đất đai, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch.

Điều kiện để được cấp sổ đất xen kẹt là gì?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì đối với các loại đất có đầy đủ giấy tờ về quyền sử dụng đất thì sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc trong một số trường hợp tuy không có các loại giấy tờ chứng minh nhưng khi đáp ứng được một số điều kiện khác theo quy định thì vẫn sẽ được cấp giấy chứng nhận, cụ thể như sau:

Căn cứ Điều 100, 101 Luật đất đai năm 2013 và Điều 20, 21, 22, 23, 24 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, tùy thuộc vào từng thửa đất cụ thể mà cần đáp ứng các điều kiện khác nhau để được cấp Giấy chứng nhận. Mặc dù vậy, điều kiện cấp Giấy chứng nhận vẫn được chia thành 02 nhóm như sau:

Nhóm 1: Đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

  • Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
  • Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
  • Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
  • Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
  • Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
Cấp sổ đất xen kẹt

Nhóm 2: Đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

  • Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
  • Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Trình tự các bước làm thủ tục cấp sổ đất xen kẹt năm 2023

Như đã phân tích ở trên thì khi người sử dụng đất đáp ứng được các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Và để đề nghị cơ qua Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất sẽ phải chuẩn bị các loại giấy tờ và nộp bộ hồ sơ đó cho cơ quan có thẩm quyền, cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:

  • Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK
  • Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
  • Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (nếu có).

Ngoài ra, trên thực tế trong một số trường hợp cần giấy xác nhận của UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi có đất về việc thửa đất phù hợp quy hoạch, sử dụng ổn định, không có tranh chấp.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu.

Cách 2: Không nộp tại UBND cấp xã

  • Đối với địa phương đã thành lập bộ phận một cửa thì hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).
  • Địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết

Giai đoạn này, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc theo nhiệm vụ để đăng ký, cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.

Đối với người sử dụng đất chỉ cần nhớ nghĩa vụ của mình đó là thực hiện nghĩa vụ tài chính (tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận…). Khi nhận được thông báo nộp tiền thì nộp theo đúng số tiền, thời hạn như thông báo và lưu giữ biên lai, chứng từ để xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận.

Bước 4: Trả kết quả

Thời gian giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Không tính thời vào thời gian này các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Có được xây nhà trên đất xen kẹt hay không?

Xây nhà là hoạt động thường xuyên xảy ra. Người có đất thì sẽ xây nhà trên mảnh đất của mình. Nhưng đất xen kẹt là loại đất đặc biệt. Nhiều người thắc mắc là nếu có đất xen kẹt thì có được xây nhà trên đất này hay không. Về vấn đề này LSX xin phép được giải thích như sau:

Khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:

“1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.”

Như vậy, nếu đất xen kẹt không phải là đất ở thì không được phép xây dựng nhà ở. Khi không phải là đất ở nhưng muốn xây dựng nhà ở thì trước tiên phải xin chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở.

Sau khi có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở thì hộ gia đình, cá nhân phải xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ (nếu đất xen kẹt thuộc khu vực đô thị).

Thẩm quyền cấp sổ đỏ đất xen kẹt thuộc về cơ quan nào?

Mỗi cơ quan nhà nước đều có thẩm quyền riêng biệt của mình. Đất xen kẹt là thuật ngữ chung được người dân dùng để chỉ loại đất nằm trong khu vực xây dựng giữa các khu dân cư và thường thuộc nhóm đất nông nghiệp. Về cấp sổ đỏ đất xen kẹt cũng như cấp sổ đỏ loại đất thông thường thì thực hiện xin cấp sổ đỏ tại:

  • Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các công việc như xác nhận về tình trạng tranh chấp, thời điểm sử dụng đất, … của người sử dụng đất;
  • Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc chuyên môn như kiểm tra hồ sơ, trích đo địa chính, kiểm tra thực địa, cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai,…
  • Cơ quan có thẩm quyền dựa trên hồ sơ, tờ trình của cơ quan Tài nguyên và Môi trường để quyết định cấp sổ đỏ cho người yêu cầu;

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Dịch vụ cấp sổ đất xen kẹt nhanh chóng, uy tín tại LSX“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi nhé

Câu hỏi thường gặp

Đất xen kẹt có được bồi thường khi bị thu hồi không?

Cho đến nay, vẫn chưa có văn bản nào quy định hệ số bồi thường cho đất khi bị thu hồi, mà chỉ thực hiện theo hình thức hỗ trợ. Vì vậy, nếu thửa đất xen kẹt bạn mua đủ điều kiện để làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở, thì người mua cần nhanh chóng liên hệ với UBND xã/phường và Phòng Tài nguyên và Môi trường của quận/huyện để được hướng dẫn thủ tục chuyển đổi. Tránh trường hợp đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng thì khi bị thu hồi sẽ không được bồi thường theo khung giá đất được ban hành.

Rủi ro khi mua đất xen kẹt là gì?

– Đất xen kẹt thường nằm xen kẽ trong các khu dân cư nên diệu tích thường hạn hẹp, bí thế và địa hình không thuận lợi.
– Các thủ tục thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất rất rườm rà, chi phí cao và quan trọng là không phải đất xen kẹt nào cũng đáp ứng đủ điều kiện để được chuyển đổi. Trường hợp đất không đủ điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng thì người mua dù có đất cũng không thể xây nhà.
– Giao dịch mua bán đất thường chỉ qua giấy tờ viết tay. Điều này tạo kẽ hở cho nhiều kẻ xấu lừa bán cùng lúc một thửa đất cho nhiều người, đến lúc phát hiện ra thì người mua là người chịu thiệt.
Như vậy, dù giá bán rẻ nhưng việc mua đất xen kẹt tiềm ẩn rủi ro rất cao. Người mua phải cân nhắc thật kỹ trước khi xuống tiền vào loại hình này, đồng thời tìm hiểu rõ thông tin nguồn gốc, giấy tờ thửa đất, quy định quy hoạch của địa phương tại nơi có đất để tránh thiêt thòi, tranh chấp đất sau này.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm