Dân quân tự vệ là đội ngũ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trật tự an toàn xã hội hiện nay. Đây là đội ngũ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, có nhiệm vụ thực thi các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc gìn giữ, bảo vệ đất nước. Những ai cản trở việc xây dựng, huấn luyện, tham gia lực lượng dân quân tự vệ sẽ bị xử phạt theo quy định. Vậy cụ thể, theo quy định hiện nay, Hành vi cản trở việc xây dựng dân quân tự vệ được hiểu như thế nào? Hành vi cản trở việc xây dựng dân quân tự vệ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Hành vi vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ bị xử phạt ra sao? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Dân quân tự vệ là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Dân quân tự vệ 2019, dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế gọi là tự vệ.
Dân quân tự vệ là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân. Trong đó, có chức năng là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh.
Hiện nay, có 5 thành phần dân quân tự vệ như sau:
- Dân quân tự vệ tại chỗ: lực lượng làm nhiệm vụ ở thôn, ấp, bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, thôn và ở cơ quan, tổ chức.
- Dân quân tự vệ cơ động: lực lượng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Dân quân thường trực: lực lượng thường trực làm nhiệm vụ tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng.
- Dân quân tự vệ biển: lực lượng làm nhiệm vụ trên các hải đảo, vùng biển Việt Nam.
- Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế.
Hành vi cản trở việc xây dựng dân quân tự vệ được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 07/2023/TT-BQP có quy định cụ thể về hành vi cản trở việc xây dựng dân quân tự vệ như sau:
Hành vi “cản trở” quy định tại khoản 2 Điều 21, khoản 3 Điều 23 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP , được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP
- Hành vi “cản trở” quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP , được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP là hành vi biểu hiện bằng lời nói hoặc hành động như ngăn cản, đe dọa về vật chất hoặc tinh thần để người có trách nhiệm trong việc tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ không thực hiện được nhiệm vụ của mình đối với việc thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.
Theo đó, hành vi cản trở việc xây dựng dân quân tự vệ là hành vi biểu hiện bằng lời nói hoặc hành động như ngăn cản, đe dọa về vật chất hoặc tinh thần để người có trách nhiệm trong việc tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ không thực hiện được nhiệm vụ của mình đối với việc thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.
Hành vi cản trở việc xây dựng dân quân tự vệ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP, Hành vi vi phạm quy định về tổ chức dân quân tự vệ bị xử phạt như sau:
Điều 21. Vi phạm quy định về tổ chức dân quân tự vệ
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh việc thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.
- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Chống đối việc thành lập, tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ;
b) Chống đối quyết định mở rộng lực lượng dân quân tự vệ của cấp có thẩm quyền.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi thành lập, tổ chức lực lượng dân quân tự vệ không đúng quy định của pháp luật.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc giải tán lực lượng dân quân tự vệ thành lập, tổ chức không đúng pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.”.
Như vậy, hành vi cản trở việc xây dựng dân quân tự vệ bị xử phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Hành vi vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại khoản 17 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP, Hành vi vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ bị xử phạt như sau:
Điều 21a. Vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi chống đối việc thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi tự ý thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền cho thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trước thời hạn hoặc đưa ra khỏi danh sách dân quân tự vệ.
Mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về huấn luyện dân quân tự vệ
Theo quy định tại khoản 18 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP, Mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về huấn luyện dân quân tự vệ như sau:
Điều 22. Vi phạm quy định về huấn luyện dân quân tự vệ
- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh huấn luyện dân quân tự vệ.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc huấn luyện dân quân tự vệ.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chống đối việc huấn luyện dân quân tự vệ.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tham gia huấn luyện dân quân tự vệ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
Mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về thực hiện nhiệm vụ của dân quân tự vệ
Theo quy định tại khoản 19 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP, Mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về thực hiện nhiệm vụ của dân quân tự vệ như sau:
Điều 23. Vi phạm quy định về thực hiện nhiệm vụ của dân quân tự vệ
- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh quyết định điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cản trở thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;
b) Cản trở dân quân tự vệ làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi chống đối thực hiện quyết định điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dân quân tự vệ trái pháp luật.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành quyết định điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hành vi cản trở việc xây dựng dân quân tự vệ”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như quy trình bảo hộ thương hiệu. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 9 Luật Dân quân tự vệ 2019, vào tháng 4 hằng năm, công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ có thể đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú.
Tại Khoản 4 Điều 4 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định, nếu bạn đang tham gia lực lượng dân quân tự vệ để được miễn nghĩa vụ quân sự thì bạn phải có thời gian ít nhất là 24 tháng phục vụ trong lực lượng dân quân tự vệ.
Theo quy định, một trong những trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự là tham gia lực lượng dân quân tự vệ. Bạn đang tham gia lực lượng này nhưng vẫn chưa đủ 24 tháng thì bạn có thể được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.