Quy trình bảo hộ thương hiệu năm 2023

bởi Nguyen Duy
Quy trình bảo hộ thương hiệu năm 2023

Xin chào Luật sư, tôi mới kinh doanh quán cafe mèo chưa đầy 03 tháng nhưng đã thu hút được một số lượng khách ổn định, đây là một dấu hiệu đáng mừng nhưng trong thời đại cạnh tranh khóc liệt và loại hình kinh doanh của tôi không mới nên tôi cũng chưa vội mừng. Tôi biết để kinh doanh bền vững tôi cần phải bảo hộ thương hiệu của mình để tránh việc kẻ xấu lợi dụng đánh cắp. Vậy quy trình bảo hộ thương hiệu năm 2023 ra sao? Xin được giải đáp.

Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Căn cứ pháp lý

Thương hiệu là gì?

Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ đã có định nghĩa về thương hiệu, tạm dịch theo nghĩa tiếng Việt như sau:

Thương hiệu được hiểu là tên, là thuật ngữ hay là một thiết kế, ký hiệu hoặc bất cứ thứ gì khác để phân biệt hàng hóa/dịch vụ giữa những người bán với nhau.

Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cho rằng thuật ngữ “thương hiệu” đôi lúc được dùng theo như từ đồng nghĩa với “nhãn hiệu” trong lĩnh vực thương mại. Thế nhưng thực tế, thương hiệu được sử dụng theo nghĩa rộng hơn đó là sự kết hợp của các yếu tố hữu hình và vô hình.

Ví dụ một số yếu tố liên quan đến các sản phẩm dịch vụ cụ thể bao gồm: nhãn hiệu, thiết kế, biểu tượng, hình ảnh thương mại, khái niệm,… Theo một số chuyên gia thì hàng hóa/dịch vụ là một phần của thương hiệu.

Theo InvestOne Law Firm thì có thể hiểu thương hiệu là cảm nhận tổng thể doanh nghiệp về:

  • Chất lượng
  • Môi trường
  • Uy tín
  • Giá trị cốt lõi

Thương hiệu giúp tạo ra cảm xúc, sự liên tưởng của người tiêu dùng về doanh nghiệp và các sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp đó cung cấp.

Đặc điểm của thương hiệu là gì?

Một thương hiệu có thể được cấu thành từ nhiều thành phần, gồm:

  • Log
  • Slogan
  • Tên công ty
  • Tên sản phẩm
  • Màu sắc
  • Thiết kế bao bì

Bản thân từng thành phần riêng lẻ không thể tạo nên thương hiệu mà thương hiệu chính là sự hợp thành của những thành phần này.

Tại sao phải đăng ký bảo hộ thương hiệu?

Mỗi sản phẩm, dịch vụ là bao tâm huyết, chất xám của những người chủ doanh nghiệp. Chính vì thế, đăng ký bảo hộ thương hiệu là tạo điều kiện để doanh nghiệp bảo vệ chính mình trước những vấn đề tiêu cực trong kinh doanh. Vậy, bảo hộ thương hiệu đem lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Thứ nhất, bảo hộ thương hiệu là xây dựng công cụ pháp lý trong bảo hộ độc quyền thương hiệu.

Thứ hai, bảo hộ thương hiệu có tác dụng phòng ngừa rủi ro xâm phạm sở hữu trí tuệ.

Thứ ba, bảo hộ thương hiệu giúp gia tăng giá trị hàng hoá/dịch vụ cho doanh nghiệp. 

Thứ tư, bảo hộ thương hiệu giúp nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. 

Ở Việt Nam, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu không bắt buộc. Nhưng những ưu thế từ việc sở hữu một thương hiệu độc quyền giúp cho doanh nghiệp vừa quản trị tốt tài sản của doanh nghiệp, và giúp chiếm nhiều lợi thế trên thị trường. Có thể nói, bảo hộ thương hiệu vừa đảm bảo được các quyền tài sản và cũng làm gia tăng giá trị cho khối tài sản vô hình của doanh nghiệp.

Điều kiện để được đăng ký bảo hộ thương hiệu

Để được đăng ký bảo hộ thương hiệu, chủ sở hữu cần lưu ý là thương hiệu không được tương tự gây nhầm lẫn hoặc trùng với thương hiệu đã đăng ký trước đó cùng dịch vụ, sản phẩm tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Ngoài ra, thương hiệu không được hình thành từ các cụm từ hoặc chữ cái đơn giản, không mô tả trực tiếp cho dịch vụ/ sản phẩm mình cung cấp, không là dấu hiệu chỉ thời gian,…..
Các trường hợp thương hiệu sẽ không được bảo hộ được quy định rõ trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019).

Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu

Theo quy định, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu được thực hiện như sau: cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm có:

  • Thông tin của người nộp đơn: tên đầy đủ, địa chỉ, quốc tịch.
  • Bản mô tả logo (nhãn hiệu): ý nghĩa, màu sắc, phần dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt nếu nhãn hiệu có chữ nước ngoài
  • Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được phân nhóm theo bảng danh mục phân loại Quốc tế.
  • Giấy ủy quyền cho luật sư
  • Bản sao đăng ký kinh doanh dùng để phân nhóm sản phẩm
  • Mẫu nhãn hiệu: 09 mẫu

Thời gian để được cấp chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu là 12 tháng. Trong đó được chia thành các giai đoạn: giai đoạn thẩm định hình thức 01 tháng; đăng công báo sở hữu trí tuệ 02 tháng; giai đoạn thẩm định nội dung 06 tháng, sau đó nếu không có ai phản đối, nhãn hiệu đăng ký sẽ được cấp giấy chứng nhận trong vòng 01 tháng.

Quy trình bảo hộ thương hiệu năm 2023

Quy trình bảo hộ thương hiệu năm 2023
Quy trình bảo hộ thương hiệu năm 2023

Bước 1: Tra cứu sự trùng lặp của thương hiệu cần bảo hộ

Căn cứ theo dữ liệu trên thư viện số Sở hữu công nghiệp Quý vị nên tra cứu xem thương hiệu của mình có khả năng đăng ký độc quyền không, bởi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu xong mà bị cục SHTT từ chối cấp GCN đăng ký nhãn hiệu thì hiệu quả cũng không có. Vừa mất tiền vừa mất thời gian chờ đợi.

Bước 2: Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

Thực tế đơn đăng ký nhãn hiệu là tài liệu quan trọng và cần thiết trong thủ tục công bố chất lượng hàng hóa, đăng ký các gian hàng chính hãng trên các sàn thương mại điện tử nên đây là khâu các chủ đơn rất quan tâm.

Người nộp đơn có thể nộp tại Cụ sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện ở TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Sau khi nộp đơn, Cục sẽ cấp số nhận đơn và ghi nhận ngày nộp đơn của thương hiệu. Đây là cơ sở pháp lý giúp doanh nghiệp xác định đơn hợp lệ và ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu. Từ đó, chủ đơn sẽ theo dõi tiến trình đơn thông qua số đơn và ngày nộp đơn.

Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định đơn và ra thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức

Quyết định chấp nhận đơn về mặt hình thức là tài liệu cần có khi đăng ký gian hàng chính hãng tại Sàn shopee, đối với các sàn khác thì chỉ cần đơn đăng ký nhãn hiệu là đủ.

Cục Sở hữu sẽ ra thông báo xét nghiệm hình thức của đơn trong thời gian từ 1 – 2 tháng. Quá trình xét nghiệm sẽ kiểm tra xem đơn đã khai đúng, xác định đúng nhóm đăng ký bảo hộ và tư cách pháp lý của chủ đơn.

Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn đăng ký thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ

Trong thời gian 2 tháng kể từ khi có kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện thủ tục công bố đơn đăng ký thương hiệu trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ.

Bước 5: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn

Mục đích của điều này là để đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nếu trong đơn theo điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời gian thẩm định nội dung đơn kéo dài từ 9 – 12 tháng.

Bước 6: Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ

Nếu văn bằng bảo hộ được cấp, chủ đơn cần đóng phí cấp văn bằng trong thời hạn. Khoảng 2 tháng sẽ nhận được văn bằng bảo hộ.
Nếu bị từ chối cấp bằng, nếu chủ đơn thấy chưa thỏa đáng có thể làm thủ tục phúc đáp với Cục Sở hữu trí tuệ để trao đổi khả năng cấp bằng của mình.

Chi phí đăng ký bảo hộ thương hiệu

Chi phí đăng ký thương hiệu là khoản phí mà người nộp đơn phải trả cho cơ quan đăng ký. Chi phí này phụ thuộc vào chọn lựa của chính người đăng ký thương hiệu. Nếu muốn tự thực hiện quy trình đăng ký thương hiệu sẽ có mức giá khác với sử dụng dịch vụ. Tất nhiên, việc sử dụng dịch vụ sẽ có giá thành cao hơn. Nhưng đổi lại sự tiện lợi, hiệu quả và tiết kiệm thời gian.

Hiện nay, giá đăng ký thương hiệu ở các công ty cũng có sự khác nhau rất lớn. Nhưng mức giá phổ biến là từ 3 – 4 triệu. Mức giá này còn có thể thay đổi dựa trên yêu cầu của khách hàng. Từng dịch vụ và sản phẩm khác nhau sẽ có mức giá khác nhau. Các bạn có thể cân nhắc, tham khảo thêm các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để có lựa chọn phù hợp nhất với mình.

Về cơ bản, chi phí đăng ký thương hiệu hoặc đăng ký thương hiệu hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào nhóm sản phẩm/dịch vụ mà thương hiệu dự định độc quyền tại Việt Nam.

Chi phí cho việc đăng ký thương hiệu được tính toán dựa trên phạm vi độc quyền và chia thành số lượng nhóm sản phẩm hoặc nhóm dịch vụ mà thương hiệu muốn độc quyền.

Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của Luật sư X

Hiện nay, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng có kiến thức đầy đủ về pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung; và kiến thức về thủ tục, trình tự đăng ký bảo hộ thương hiệu nói riêng. Chính vì thế, đã tạo ra những tổn thất và rủi ro không đáng có như:

  • Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh gắt gao, có tính rủi ro cao. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ khiến thương hiệu có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng.
  • Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu gồm rất nhiều bước, thời gian dài. Nên nếu càng chần chừ thì càng tạo ra những rủi do, tổn thất.
  • Khi sử dịch vụ, các luật sư có thể tư vấn, trao đổi và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Góp phần để quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả.

Lợi ích Luật Sư X mang lại cho khách hàng

1.Sử dụng dịch vụ của Luật sư X; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.

2. Sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của Luật sư X sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.

3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Mời bạn tham khảo bảng giá dịch vụ của chúng tôi

Video Luật sư X giải đáp về đăng ký bảo hộ thương hiệu

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy trình bảo hộ thương hiệu năm 2023” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như giải thể công ty Bắc Giang. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Những ai có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu?

Theo quy định của pháp luật, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đều có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu. Trong đó gồm cả các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hoặc nước ngoài. Miễn sao sau khi nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ phải sử dụng liên tiếp trong 5 năm liền. Nếu không các chủ thể khác có quyền được hủy bỏ hiệu lực văn bản bảo hộ.

Đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu bị từ chối chấp nhận đơn hợp lệ phải làm sao?

Sau khi đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu được nộp, cục SHTT sẽ thẩm định đơn về mặt hình thức bao gồm các nội dung cơ bản như: Thông tin ghi trên tờ khai đã đúng và đủ chưa? Mẫu nhãn hiệu đã nộp đủ? Chi phí đã nộp?…vv.
Để được chấp nhận đơn hợp lệ, cần kiểm tra và chỉnh sửa lại các thông tin cũng như chất lượng của mẫu nhãn hiệu rồi nộp kèm theo công văn trả lời Cục SHTT cùng 05 mẫu mới sau khi đã chỉnh rõ nét. Sau khoảng 1 tháng tình từ ngày nộp công văn bổ sung, Cục SHTT sẽ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ cho bạn.

Thời hạn bảo hộ thương hiệu là bao lâu?

Hiện nay, văn bằng bảo hộ thương hiệu có thời gian 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Khi hết hạn sẽ tiếp tục được gia hạn. Nếu chủ sở hữu liên tục gia hạn thì thời hạn bảo hộ thương hiệu là vĩnh viễn.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm