Hành vi cho thuê rừng trái pháp luật bị phạt bao nhiêu tiền 2023?

bởi Ngọc Trinh
Hành vi cho thuê rừng trái pháp luật bị phạt bao nhiêu tiền

Hiện nay rừng là tài nguyên vô cùng quý giá đối với cuộc sống của con người. Nó không chỉ mang lại nguồn không khí trong lành, mang lại chỗ ở cho nhiều loài sinh vật, ngăn ngừa sạt lở mà còn đem lại một nguồn lợi lớn cho nhà nước. Chính vì vậy Nhà nước đã ban hành một luật riêng để quy định cụ thể về rừng. Công nhân, cá nhân, cơ quan, tổ chức cần phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định mà nhà nước đề ra. Tuy nhiên cũng có nhiều người ham lợi trước mắt mà bỏ qua những quy định pháp luật, bỏ qua lương tâm của bản thân để thực hiện những hành vi trái pháp luật trong đó có hành vi cho thuê rừng trái phép. Vậy hãy cùng LSX đi tìm hiểu vấn đề pháp lý “Hành vi cho thuê rừng trái pháp luật bị phạt bao nhiêu tiền?” nhé!

Căn cứ pháp lý

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động rừng?

Chính vì hoạt động lâm nghiệp là hoạt động hết sức cần thiết và quan trọng nên những quy định về vấn đề pháp lý này cũng hết sức cụ thể. Bên cạnh những việc cần và phải làm thì cũng có những hành vi bị nghiêm cấm, bao gồm:

  • Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật.
  • Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng.
  • Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật.
  • Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.
  • Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; quản lý các loài ngoại lai xâm hại; dịch vụ môi trường rừng.
  • Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lâm sản trái quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  • Khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng.
  • Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng trái quy định của pháp luật; cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái quy định của pháp luật; chuyển đổi diện tích rừng, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trái quy định của pháp luật; phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.
  • Sử dụng nguyên liệu trong chế biến lâm sản trái quy định của pháp luật.

Như vậy, hành vi cho thuê rừng trái quy định của pháp luật cũng là hành vi bị nghiêm cấm trong luật.

Các quy định pháp luật trong việc cho thuê rừng là gì?

Nguyên tắc trong việc cho thuê rừng được pháp luật quy định tại Điều 14 Luật lâm nghiệp 2017 cụ thể như sau:

  • Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất; diện tích rừng hiện có tại địa phương.
  • Không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; dự án cấp thiết khác được Chính phủ phê duyệt.
  • Không giao, cho thuê diện tích rừng đang có tranh chấp.
  • Chủ rừng không được cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thuê diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng do Nhà nước đầu tư.
  • Thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
  • Thời hạn, hạn mức giao rừng, cho thuê rừng phù hợp với thời hạn, hạn mức giao đất, cho thuê đất.
  • Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia của người dân địa phương; không phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.
  • Tôn trọng không gian sinh tồn, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư; ưu tiên giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có phong tục, tập quán, văn hóa, tín ngưỡng, truyền thống gắn bó với rừng, có hương ước, quy ước phù hợp với quy định của pháp luật.

Tuy nhiên không phải ai cũng được Nhà nước cho thuê rừng. Việc cho thuê rừng cần phải dựa vào các căn cứ để xác định chủ thể có đủ điều kiện để thuê rừng hay không. Các căn cứ đó bao gồm như sau:

  • Kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của Ủy ban nhân dân cấp huyện được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Diện tích rừng, đất quy hoạch để trồng rừng.
  • Nhu cầu sử dụng rừng thể hiện trong dự án đầu tư đối với tổ chức; đề nghị giao rừng, thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
  • Năng lực quản lý rừng bền vững của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền thuê rừng một lần hoặc hằng năm để sản xuất lâm nghiệp; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

Hành vi cho thuê rừng trái pháp luật bị phạt bao nhiêu tiền
Hành vi cho thuê rừng trái pháp luật bị phạt bao nhiêu tiền

Hành vi cho thuê rừng trái pháp luật bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo quy định tại Điều 233 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội vi phạm các quy định quản lý về rừng như sau:

Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Giao rừng, thu hồi rừng, cho thuê rừng trái pháp luật từ 20.000 mét vuông (m2) đến dưới 25.000 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 15.000 mét vuông (m2) đến dưới 20.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ hoặc từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 15.000 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng;
  • Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng trái pháp luật từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 12.500 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 7.500 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ hoặc từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.500 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng;
  • Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 232 của Bộ luật này;
  • Giao rừng, thu hồi rừng, cho thuê rừng, cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng trái pháp luật hoặc cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật dưới mức quy định tại điểm a, điểm b khoản này và các điểm từ điểm a đến điểm l khoản 1 Điều 232 của Bộ luật này nhưng đã bị xử lý kỷ luật về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Giao rừng, thu hồi rừng, cho thuê rừng trái pháp luật từ 25.000 mét vuông (m2) đến dưới 40.000 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 20.000 mét vuông (m2) đến dưới 30.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ hoặc từ 15.000 mét vuông (m2) đến dưới 25.000 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng;
  • Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng trái pháp luật từ 12.500 mét vuông (m2) đến dưới 17.000 mét vuông (m2) đối với rừng sản xuất; từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 15.000 mét vuông (m2) đối với rừng phòng hộ hoặc từ 7.500 mét vuông (m2) đến dưới 12.000 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng;
  • Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm l khoản 2 Điều 232 của Bộ luật này.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

  • Giao rừng, thu hồi rừng, cho thuê rừng trái pháp luật 40.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng sản xuất; 30.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng phòng hộ hoặc 25.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng đặc dụng;
  • Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng trái pháp luật 17.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng sản xuất; 15.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng phòng hộ hoặc 12.000 mét vuông (m2) trở lên đối với rừng đặc dụng;
  • Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 232 của Bộ luật này.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hành vi cho thuê rừng trái pháp luật bị phạt bao nhiêu tiền?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả của LSX về vấn đề trồng rừng cũng như là việc cho thuê rừng đối với tổ chức, cá nhân,hộ gia đình. Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như mục đích sử dụng đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào có thẩm quyền cho thuê rừng?

Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:
– Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với tổ chức;
– Cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuê đất để trồng rừng sản xuất.
Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định như sau:
– Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân;
– Giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với cộng đồng dân cư.

Tổ chức được Nhà nước cho thuê rừng có quyền gì?

Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất có quyền sau đây:
– Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật lâm nghiệp;
– Được chia sẻ lợi ích từ rừng theo hợp đồng thuê rừng;
– Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác gắn liền với rừng do chủ rừng đầu tư;
– Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo quy định tại Điều 58, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của Luật lâm nghiệp.

Hộ gia đình được được nhà nước cho thuê rừng có được cho thuê lại không?

Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 84 Luật lâm nghiệp 2017 quy định rằng hộ gia đình: Được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng; thế chấp, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm