Hành vi rút ống thở của cháu gái có thể bị xử lý như thế nào?

bởi PhuongMai
Hành vi rút ống thở của cháu gái của bà ngoại xử lý như thế nào

Rút ống thở của cháu gái, chấm dứt cuộc sống của một con người có lẽ là hành động ít người cảm thông. Tuổi trẻ lầm lỡ; không có khả năng nuôi dưỡng; sợ ảnh hưởng đến tương lai;… Đó là muôn vàn lý do để người mẹ, gia đình, người thân của đứa trẻ chọn lựa từ bỏ đứa trẻ. Có gia đình chọn phá thai, kết thúc sinh mệnh ngắn ngủi của các em trong chốc lát. Có gia đình chọn gửi chùa; gửi vào trung tâm phúc lợi xã hội; bỏ lại trước của gia đình hiếm muộn;…Vậy hành vi rút ống thở của cháu gái của bà ngoại có thể bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây:

“Mới đây; mạng xã hội xôn xao về clip ghi lại hình ảnh một đội mai táng trong dịch bệnh Covid – 19 đến mai táng cho một em bé mới lọt lòng. Qua thông tin cho biết; bé gái được sinh bởi một người phụ nữ có hơi khờ khạo nên bị lừa quan hệ và mang thai. Mọi người không ai biết do cô gái có ngoại hình mập mạp. Sau khi sinh ra; bé gái được đưa đến bệnh viện với cơ thể tím tái và phải thở bằng ống thở. Sau đó, chính bà ngoại của em đã rút ống thở của em ra. Bé gái sau đó đã chết và được đưa đi mai táng”.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Luật trẻ em năm 2016

Quyền con người bắt đầu từ thời điểm nào?

Quyền con người bắt đầu từ thời điểm nào là một câu hỏi khó trả lời. Bởi từ nhiều góc độ khoa học mà quyền con người có thể được định nghĩa khác nhau. Nhìn từ góc độ sinh học, con người được tính từ khi thành thai. Hay nói cách khác, kể từ thời điểm giao tử đực kết hợp với giao tử cái; tạo thành hợp tử, điểm đập đầu tiên được hình thành; đó đã được coi là con người. Dưới góc độ pháp lý; quyền con người lại bắt đầu từ khi con người được sinh ra.

Theo quy định tại Điều 16 Bộ luật Dân sự năm 2015; một cá nhân có 02 năng lực: năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Theo đó; năng lực pháp luật dân sự sẽ có từ khi người đó được sinh ra và chấm dứt khi người đó chết đi. Việc phát sinh năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự chính là căn cứ để phát sinh quyền và nghĩa vụ của một cá nhân.

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Ví dụ như quyền thừa kế sẽ được tính từ thời điểm thành thai. Từ đó có thể suy ra, quyền con người được bắt đầu từ khi con người được sinh ra.

Trách nhiệm hình sự đối với hành vi rút ống thở của cháu gái

Theo đó; hành vi rút ống thở của cháu gái (kể cả ở bất kỳ độ tuổi nào) cũng sẽ phải đối mặt với tội danh giết người.

  • Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; tù chung thân; tử hình đối với hành vi giết người trong trường hợp: giết 02 người trở lên; giết người dưới 16 tuổi; giết phụ nữ mà biết là có thai; giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; giết ông, bà, cha, me, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; thực hiện tội phạm một cách man rợ; bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; thuê giết người hoặc giết người thuê; có tính chất côn đồ; có tổ chức; tái phạm nguy hiểm; vì động cơ đê hèn.
  • Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm với hành vi giết người.

Hành vi rút ống thở của cháu gái có đáng bị lên án?

Hành vi rút ống thở của cháu gái, nói rộng ra là hành vi phá thai, chấm dứt sự sống của một sinh linh hiện đang bị lên án rất gay gắt. Luật sư X xin phép được bình luận về vấn đề này dưới góc nhìn pháp lý.

Thứ nhất, hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định về luật phá thai. Có thể nói, hành vi phá thai đến thời điểm hiện tại vẫn là hành vi được pháp luật cho phép.

Thứ hai, chúng ta nên chia ra thành 2 loại lý do khiến người phụ nữ lựa chọn phá thai:

  • Người phụ nữ lựa chọn phá thai do: bác sĩ chỉ định (bởi rất nhiều trường hợp, gen của bố và mẹ không hợp nhau dẫn đến đứa trẻ bị dị tật. Nếu dị tật đó ảnh hưởng lớn, đến mức kể cả có sinh ra cũng không thể sống bình thường); do ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ; do gia đình đã có quá nhiều con, cha mẹ không còn khả năng nuôi dưỡng); do người mẹ bị cưỡng bức (thường đây là trường hợp bị lên án nhiều nhất. Nhưng người mẹ cũng có quyền được sống cuộc đời của chính mình. Việc mang thai và sinh ra một đứa trẻ khiến người mẹ mỗi lần nhìn vào lại nhớ đến những ký ức đáng sợ. Đứa bé có quyền sống, vậy người mẹ thì sao?);…
  • Người mẹ lựa chọn phá thai do: ăn chơi đua đòi; mang thai tuổi vị thành niên nhưng không có khả năng nuôi dưỡng; muốn sinh con trai; … Đây mới là những lý do phá thai đáng bị lên án.

Giải quyết tình huống

Xét từ vụ án, có thể thấy hành vi của người bà là hành vi giết người; và sẽ bị xử lý theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Với mức hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù; tù chung thân; tử hình.

Nhưng có lẽ; chúng ta nên nhìn hành vi của người bà dưới con mắt bao dung hơn. Nếu người bố của đứa trẻ quay lại; sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm với giọt máu do sự khốn nạn của mình để lại. Nếu đây không phải là thời kỳ dịch bệnh, khó khăn chồng chất khó khăn. Nếu người mẹ đứa bé không khù khờ. Liệu người bà có bị dồn đến bước đường cùng mà phải làm hành vi đó.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Hành vi rút ống thở của cháu gái của bà ngoại xử lý như thế nào?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Người bố trong vụ việc trên có thể đối mặt với tội danh gì?

Người bố trong vụ việc trên có thể phải đối mặt với tội danh “Hiếp dâm” theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 141 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Theo đó, người bố có thể đối mặt với hình phạt nào?

Người bố có thể bị phạt từ 07 năm đến 15 năm tù do hiếp dâm làm nạn nhân có thai.

Nếu người mẹ do khiếm khuyết về mặt suy nghĩ mà giết con có thể bị xử lý vì tội danh gì?

Nếu người mẹ do khiếm khuyết vì mặt tâm lý mà giết con có thể bị xử lý về tội “giết con mới đẻ” hoặc tội “giết người” nhưng có thể sẽ được miễn trách nhiệm hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm