Xin chào Luật sư. Tôi có đọc tin tức thì thấy rằng việc thả đèn trời ở các lễ hội bê nước Thái Lan khá thú vị nên có ý định sẽ thả đèn tời vào ngày sinh nhật tới đây của mình. Tuy nhiên tôi không biết rằng pháp luật Việt Nam có cho phép hành vi đốt và thả đèn trời này không? Nếu không cho phép thì hành vi thả đèn trời sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? Và cơ quan nào sẽ có trách nhiệm trong việc quản lý cá nhân tổ chức có hành vi thả đèn trời? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Quyết định 95/2009/QĐ-TTg
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP
Đốt và thả đèn trời có phải là hành vi bị nghiêm cấm?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 95/2009/QĐ-TTg về việc cấm sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt và thả “đèn trời” có quy định như sau:
“Điều 1. Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt và thả “đèn trời” trong phạm vi cả nước.”
Hành vi thả đèn trời sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?
Theo điểm g khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì việc đốt và thả “đèn trời” sẽ bị xử phạt hành chính, cụ thể:
“Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
…
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;
b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
c) Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay ở khu vực cấm, khu vực mục tiêu được bảo vệ;
đ) Sử dụng tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ chưa được đăng ký cấp phép bay hoặc tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép;
e) Cản trở, sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở chợ, bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác;
g) Đốt và thả “đèn trời”;
h) Không có đủ hồ sơ, tài liệu mang theo khi khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ;
i) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi người trực tiếp khai thác, sử dụng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;
k) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi phương tiện bay chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;
l) Phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu vực dân cư, nơi công cộng, khu chung cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền.
…”
Như vậy, theo quy định nêu trên hành vi đốt và thả đèn trời sẽ bị xử phạt lên đến 2.000.000 đồng. Lưu ý, mức phạt tiền nói trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Có bị áp dụng hình phạt bổ sung đối với việc đốt và thả đèn trời hay không?
Theo khoản 13 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
“Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
…
13. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép của cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm h và i khoản 3 và khoản 9 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng phép bay từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 6, 7, 8 và 11 Điều này;
d) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm c, e và g khoản 4 Điều này.
…”
Như vậy, việc đốt và thả đèn trời sẽ bị tịch thu tang vật là đèn trời khi thực hiện hành vi vi phạm này.
Trách nhiệm của các cơ quan ban ngành trong việc xử lý hành vi đốt và thả đèn trời như thế nào?
Theo Điều 2 Quyết định 95/2009/QĐ-TTg thì trách nhiệm của các cơ quan ban ngành trong việc xử lý hành vi đốt và thả đèn trời được quy định như sau:
“Điều 2. Trách nhiệm của các bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan hướng dẫn thực hiện Quyết định này; nghiên cứu đề xuất các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt và thả “đèn trời”.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Dân tộc, các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về Quyết định này để nhân dân hiểu và thực hiện nghiêm túc.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan có liên quan tuyên truyền, giáo dục thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên nhận thức những nguy hại của việc đốt, thả “đèn trời”, tích cực tham gia vận động toàn xã hội thực hiện Quyết định này.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm về sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt và thả “đèn trời” theo quy định của pháp luật.”
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thả rông đàn chó cắn chết người chủ nuôi có thể bị phạt đến mấy năm tù?
- Mặc trang phục không lịch sự khi tham gia lễ hội bị xử phạt như thế nào?
- Tài xế gặp nạn vì dây diều, người thả có bị phạt không?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hành vi thả đèn trời sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Hồ sơ miễn giấy phép lao động. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 4 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;
– Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán “đèn trời”.
Như vậy. hành vi sản xuất đèn trời thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định hiện hành.
Đèn trời hay thiên đăng còn gọi là đèn Khổng Minh, Khổng Minh đăng, là loại đèn làm bằng giấy, dùng để thả cho bay lên trời sau khi đốt đèn. Đây là loại đèn truyền thống của các nền văn hóa Đông Á
Chính phủ ban hành Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Theo đó, hình thức xử lý hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán “đèn trời” là một trong những nội dung quan trọng và được quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.