Nợ thuế là định nghĩa để chỉ những trường hợp là doanh nghiệp, cá nhân không hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế cho doanh nghiệp. Thông thường nợ thuế thường được sử dụng cho doanh nghiệp vì số tiền nộp thuế của doanh nghiệp có giá trị cao và hay xảy ra việc nợ thuế hơn. Những cá nhân có mức thu nhập cá nhân lớn cũng vô tình hoặc cố tình nợ thuế. Việc nợ thuế sẽ gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng mà chúng ta không thể lường trước được, ảnh hưởng đến việc kinh doanh và đầu tư trong tương lai. Vậy hậu quả của việc nợ thuế là gì? Bài viết “Hậu quả của việc nợ thuế như thế nào?” dưới đây của LSX sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
- Luật quản lý thuế 2019
Nguyên nhân của việc nợ thuế là do đâu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi nợ thuế của cá nhân và doanh nghiệp nhưng có lẽ nguyên nhân lớn nhất mà chúng ta phải kể đến đó là ý thức của một bộ phận chủ doanh nghiệp trong việc nộp thuế. Nhiều người do chưa hiểu hết về bản chất và lợi ích của việc đóng thuế nên vẫn có suy nghĩ đây là khoản tiền không quan trọng, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh nên thường có tâm lý trốn tránh việc nộp thuế bằng nhiều cách khác nhau.
– Về phía NNT:
Nhận thức xã hội về thuế còn thấp, đại bộ phận người dân chưa hiểu rõ bản chất và lợi ích của công tác thuế, cha lên án, phê phán mạnh mẽ các hành vi gian lận tiền thuế, chưa hỗ trợ tích cực cho CQT để thu thuế. Tình trạng trốn thuế, gian lận về thuế, nợ đọng thuế còn khá phổ biến vừa làm thất thu NSNN vừa không đảm bảo công bằng xã hội.
Ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của một số tổ chức, cá nhân chia cao, cố tình dây da chậm nộp thuế nhằm chiếm dụng tiền thuế của NSNN làm vốn kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, đang trong quá trình xử lý giải thể, phá sản hoặc không còn khả năng nộp thuế. Nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật thuế và có nợ thuế sau đó đã bỏ trốn, CQT không truy tìm được để thu nợ thuế. Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, lạm phát, giá cả tăng cao, lãi suất ngân hàng cao hơn tỷ lệ tiền chậm nộp thuế, thủ tục vay lại rườm rà nên NNT thà bị phạt chậm nộp thuế còn hơn phải đi vay với lãi suất cao hơn.
– Về phía Nhà nước.
+ Do cơ chế chính sách thuế hiện hành. Cơ chế chính sách thuế có thể làm cho gánh nặng thuế quá cao, vợt quá sức chịu đựng của NNT trong phạm vi khả năng nộp thuế của mình, khiến cho NNT tìm mọi cách để trốn thuế; hoặc họ không có đủ khả năng để nộp thuế nên phải nợ thuế.
+ Do cơ chế quản lý: (i) NNT từ trước đã quen với việc đôn đốc, ra thông báo thuế hàng tháng và đến khi có thông báo, có thúc giục, đôn đốc của CQT thì mới đi nộp
thuế. Vì vậy khi chuyển sang cơ chế tự khai tự nộp, NNT chưa hình thành thói quen trong việc tự giác nộp thuế vào NSNN. Do quản lý lỏng lẻo, thực hiện luật thuế chưa nghiêm, một số CQT chưa tính tiền chậm nộp ngay nên NNT lợi dụng để chiếm dụng
tiền thuế trong một thời gian để đầu tại kinh doanh. (ii) Một thời gian dài chúng ta cha coi trọng việc tuyên truyền, giáo dục, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ chất lượng
cao để nâng cao sự hiểu biết, tự giác tuân thủ pháp luật của NNT. Hiện nay chúng ta mới bắt đầu thực hiện tuyên truyền rộng rãi, tuy nhiên còn chưa thực sự hiệu quả.
(iii) Thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, thậm chí còn chưa phù hợp với các chuẩn mực quản lý thuế tiên tiến trên khu vực và thế giới. Cơ chế tự khai, tự nộp quả dễ dàng đối với NNT, chưa có thanh tra, kiểm tra, chưa có thúc giục của CQT nên
NNT chưa nộp. (iv) Môi trường kinh tế xã hội chưa được cải cách đồng bộ, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế như quản lý thanh toán bằng tiền mặt. Đó cũng là một vấn đề cần quan tâm hiện nay. Nhà nước ta chưa có cơ chế quản lý thanh toán bằng tiền mặt và mới bước đầu thực hiện thanh toán qua tài khoản đối với cán bộ công chức, các doanh nghiệp cần khấu trừ, hoàn thuế GTGT và đơn vị xuất nhập khẩu. Luật
việc kiểm soát được tài khoản của NNT vẫn còn là một thách thức lớn đối với CQT. Mặt khác công tác dự báo thị trường của Nhà nước và doanh nghiệp chưa chính xác, kịp thời dẫn đến rủi ro cao, nhiều đơn vị thua lỗ khó có khả năng thanh toán nợ. + Do công nghệ quản lý: Việc triển khai áp dụng phần mềm quản lý nợ chưa thực sự
hiệu quả. Bước đầu mới chỉ áp dụng phần mềm để in thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp, công tác quản lý nợ nửa hiện đại, nửa thủ công, mất nhiều thời gian vàcông sức
+ Do đội ngũ công chức thuế. Đại bộ phận công chức QLNT chưa có kỹ năng chuyên sâu, chuyên nghiệp, khả năng ứng dụng các tiến bộ công nghệ tin học vào quản lý thuế chưa phù hợp với yêu cầu quản lý thuế hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính thuế, thậm chí một bộ phận công chức quản lý thuế chưa nắm vững và thực hiện tốt các chính sách thuế và quy trình biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế nói chung và QLNT nói riêng.
Hậu quả của việc nợ thuế như thế nào?
Nợ thuế gây ra rất nhiều hậu quả khác nhau. Đầu tiên là đối với nhà nước, như chúng ta đã biết việc nợ thuế gây ảnh hưởng rất nhiều đến bộ máy nhà nước cũng như nguồn kinh phí để thực hiện các công trình, dự án phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Thuế là nguồn thu lớn nhất của nhà nước, chính vì vậy nếu tình trạng nợ thuế diễn biến trên diện rộng có thể ảnh hưởng khá nhiều đến việc hoạt động của bộ máy nhà nước.
Bị tạm hoãn xuất cảnh khỏi Việt Nam khi đang nợ thuế
– Pháp luật quy định: “Người nộp thuế thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế; trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý xuất cảnh, nhập cảnh về cá nhân, người nộp thuế.”
Bị áp dụng chế tài cưỡng chế khi bỏ ngang doanh nghiệp đang nợ thuế
– Các trường hợp doanh nghiệp bị cưỡng chế nợ thuế đối với người nộp thuế:
+ Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp thuế đã quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn, hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền nộp chậm mà có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản;
+ Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính vi phạm về thuế.
Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày mà Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế).
Ngoài ra, cũng có thêm một số trường hợp vi phạm dưới đây:
+ Tổ chức tín dụng không chấp hành quyết định xử phạt hành chính về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Xử lý vi phạm hành chính;
+ Tổ chức bảo lãnh nộp tiền thuế cho người nộp thuế: quá thời hạn quy định 90 ngày – tính từ ngày hết hạn nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế theo văn bản chấp thuận của cơ quan thuế mà người nộp thuế chưa nộp đủ vào ngân sách nhà nước thì bên bảo lãnh bị cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Xử lý vi phạm hành chính;
+ Kho bạc nhà nước không thực hiện việc trích chuyển tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế mở tại kho bạc nhà nước để nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan thuế;
+ Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan có thẩm quyền.
Không được thành lập doanh nghiệp mới nếu trước đây có doanh nghiệp đang nợ thuế chưa hoàn tất thủ tục giải thế
Không thể trả nợ, một số doanh nghiệp đã lựa chọn phương án “bỏ doanh nghiệp”. Tuy nhiên, sau một thời gian “im lặng” thì các chủ doanh nghiệp này lại tiếp tục muốn thành lập doanh nghiệp khác và bỏ mặc “khoản thuế đang nợ” của doanh nghiệp cũ.
Nhưng nhờ có quy định liên thông thông tin giữa các Cơ quan nhà nước mà vấn đề này đã được xử lý. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, Sở Kế Hoạch và Đầu Tư sẽ đề nghị Tổng cục thuế cấp mã số thuế cho doanh nghiệp. Sau khi tiếp nhận yêu cầu, Tổng cục thuế tiến hành tra cứu, rà soát theo thông tin chứng thực cá nhân, Người đại diện nào đứng tên doanh nghiệp đang nợ thuế sẽ không được cấp mã số thuế để thành lập doanh nghiệp mới mà sẽ được yêu cầu xử lý nợ thuế của doanh nghiệp cũ tồn đọng trước.
Một số ví dụ điển hình như sau:
Ví dụ 1: Công ty A, đăng ký thành lập do Ông Nguyễn X là Người đại diện pháp luật đã bị Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo: “Ông X – Chứng minh nhân dân số 26xxx, đang là Người đại diện pháp luật của Công ty G được thành lập vào tháng 01/2015 có trụ sở ở Đống Đa”. Theo thông báo của Chi cục thuế Hà Nội, Ông X đã bỏ địa điểm kinh doanh.
Ví dụ 2: Tra cứu trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia thì Bà Đỗ D đang đứng tên đại diện pháp luật của 06 công ty được thành lập vào năm 2006, 2008, 2009, 2011, 2014 và 2015. Trong đó, công ty ở Quận Bùi Thị Xuân và Quận Ba Đình hoạt động được 03 năm xong chưa đóng mã số thuế sau đó công ty ngừng kinh doanh được một thời gian.
Hệ thống đăng ký doanh nghiệp luôn cập nhật thường xuyên, liên tục thông tin, tình trạng của doanh nghiệp, cá nhân, dựa trên thông báo nhận được từ các Cơ quan nhà nước khác. Hơn nữa, Cục thuế các Tỉnh/Thành phố cũng có danh sách toàn bộ những trường hợp doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn. Do vậy, đối với những trường hợp doanh nghiệp đang nợ thuế như trên, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ từ chối cấp Giấy phép mới khi chủ doanh nghiệp chưa xử lý nợ thuế của doanh nghiệp cũ.
Không thể thực hiện thủ tục doanh nghiệp tại Sở KH và Đầu tư khi đang bị cưỡng chế nợ thuế
Văn bản đề nghị cưỡng chế nợ thuế không những được gửi đến doanh nghiệp mà còn được gửi đến Sở Kế Hoạch và Đầu Tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Khi nhận được văn bản này, Sở Kế Hoạch và Đầu Tư sẽ tiến hành khóa hệ thống đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp xử lý hết phần nợ thuế và yêu cầu mở khóa cưỡng chế để phục hồi tình trạng pháp lý bình thường thì mới có thể thực hiện được các thủ tục doanh nghiệp.
Thông thường doanh nghiệp sẽ không quan tâm hoặc không biết doanh nghiệp mình bị khóa cưỡng chế. Ảnh hưởng thấy rõ và mất nhiều thời gian giải quyết nhất là doanh nghiệp không kịp xử lý mở khóa để thực hiện thủ tục doanh nghiệp. Vì theo quy định của Luật doanh nghiệp, khi có thay đổi về thông tin đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải tiến hành thông báo với Sở Kế Hoạch và Đầu Tư trong vòng 10 ngày kể từ ngày có thay đổi hoặc khi muốn tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.
Hậu quả trong trường hợp này là doanh nghiệp không thể thông báo với Sở Kế Hoạch và Đầu Tư đúng quy định nên chưa thể chuyển địa chỉ trụ sở, thay đổi ngành nghề,… theo kế hoạch. Hay rắc rối hơn chính là không tạm ngừng kinh doanh kịp thời gian làm phát sinh hồ sơ, chi phí thuế và các chi phí khác trong thời gian doanh nghiệp xử lý và chờ khôi phục tình trạng pháp lý bình thường.
Từ những điều trên, nếu một doanh nghiệp đang còn các khoản nợ thuế đến hạn phải hoàn tất mà không thực hiện nghĩa vụ sẽ gặp rất nhiều vấn đề rắc rối, không những gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn gây ảnh hưởng đến cả bản thân Người đại diện của doanh nghiệp. Có rất nhiều doanh nghiệp vẫn còn đang xem nhẹ vấn đề này, thế nên đến khi phải xuất cảnh hay bị cưỡng chế mới tiến hành xử lý thì sẽ gặp nhiều khó khăn về thời gian và thủ tục.
>> Xem thêm: bảo hiểm xã hội tự nguyện
Tổng hợp 07 biện pháp cưỡng chế tiền thuế nợ mới
Khi khoản tiền nợ thuế lên đến một mức độ nhất định, những biện pháp được đưa ra nhưng không hiệu quả và doanh nghiệp không tuân thủ theo những quy định mà nhà nước đã ban hành thì các biện pháp cưỡng chế sẽ được áp dụng. Các biện pháp cưỡng chế này tác động trực tiếp đến doanh nghiệp và cá nhân, có thể dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh bị trì trệ nếu không thực hiện khắc phục các khoản nợ thuế.
Theo đó, 07 biện pháp cưỡng chế tiền thuế nợ bao gồm:
(1) Trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản của người nộp thuế mở tại Kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác.
(2) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.
(3) Đề nghị cơ quan hải quan cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu.
(4) Ngừng sử dụng hóa đơn.
(5) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên.
(6) Thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.
(7) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Mời bạn xem thêm
- Hướng dẫn tra cứu giấy phép lái xe quân sự
- Tội mua bán thông tin cá nhân 2024
- Mẫu đơn xin vắng mặt tại phiên tòa ly hôn mới năm 2024
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hậu quả của việc nợ thuế như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
* Đối với biện pháp (1), (2), (3) thì việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế được thực hiện như sau:
– Biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế áp dụng đối với người nộp thuế có tài khoản tại kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác. Trường hợp người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức nhưng CSDL tại cơ quan thuế không có thông tin về tài khoản hoặc thông tin về tài khoản không chính xác thì cơ quan thuế phải thực hiện xác minh thông tin về tài khoản để thực hiện cưỡng chế.
– Biện pháp cưỡng chế Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập chỉ áp dụng đối với người nộp thuế là cá nhân được hưởng tiền lương, tiền công hoặc thu nhập từ:
+ Cơ quan, tổ chức mà cá nhân thuộc biên chế;
+ Cơ quan, tổ chức mà cả nhân ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 6 tháng trở lên;
+ Cơ quan, tổ chức chỉ trả trợ cấp hưu trí, mất sức.
– Biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chỉ áp dụng đối với trường hợp cơ quan thuế có đủ thông tin, tài liệu xác định người nộp thuế đang có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc đã thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ít nhất một lần trong vòng 12 tháng.
Cơ quan thuế căn cứ tình hình thực tế của người nộp thuế để áp dụng các biện pháp cưỡng chế nêu trên phù hợp, có hiệu quả.
* Các biện pháp cưỡng chế d, đ, e, g quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế phải được thực hiện lần lượt theo trình tự từ trước đến sau, trường hợp không áp dụng được biện pháp cưỡng chế trước thì chuyển sang thực hiện biện pháp tiếp theo,
* Quyết định cưỡng chế đối với từng người nộp thuế phải được ban hành liên tục, nối tiếp nhau.
Đối với các biện pháp cưỡng chế d, đ, e quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế, trường hợp đang áp dụng biện pháp cưỡng chế này mà có thông tin, điều kiện thực hiện biện pháp cưỡng chế trước hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo hiệu quả hơn thì cơ quan quản lý thuế đồng thời áp dụng biện pháp cưỡng chế trước hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo để thu tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.
Trong thời gian từ ngày cơ quan thuế có văn bản đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gửi cơ quan đăng ký kinh doanh đến ngày cơ quan đăng ký kinh doanh có quyết định thu hồi hoặc có văn bản về việc không thu hồi thì cơ quan thuế có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo hiệu quả công tác quản lý thuế.
– Trường hợp người nộp thuế có dấu hiệu phát tán tài sản hoặc bỏ trốn thì số tiền thực hiện cưỡng chế là tổng số tiền thuế nợ của người nộp thuế.
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019, “thuế” được hiểu như sau:
“1. Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.”
Việc khai thuế, nộp thuế được sử dụng bằng Đồng Việt Nam, trừ các trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi (khoản 1 Điều 7 Luật Quản lý thuế 2019).