Hết chế độ thai sản muốn nghỉ thêm thì phải làm sao?

bởi Hữu Duy
Hết chế độ thai sản muốn nghỉ thêm thì phải làm sao?

Chào Luật sư. Tôi năm nay 28 tuổi, đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi vừa mới sinh con xong và đã gần hết chế độ thai sản theo quy định của Luật lao động. Luật sư có thể tư vấn cho biết, hết chế độ thai sản muốn nghỉ thêm thì phải làm sao? Tôi xin cảm ơn Luật sư!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật sư. Sau đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Hết chế độ thai sản muốn nghỉ thêm thì phải làm sao?” qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Nghỉ thai sản xong muốn xin nghỉ thêm có được không?

Bộ luật lao động năm 2019 quy định về nghỉ thai sản và nghỉ không hưởng lương như sau:

“Điều 139. Nghỉ thai sản

1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.

4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

5. Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”.

“Điều 115: Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.”

Như vậy, nếu bạn đã nghỉ hết 06 tháng thai sản, bạn vẫn muốn nghỉ thêm 01 năm thì bạn có thể thỏa thuận với thủ trưởng đơn vị để nghỉ không hưởng lương trong thời gian này.

Điều kiện để khi nghỉ sinh được hưởng chế độ thai sản

Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi”.

Vấn đề nghỉ thêm sau thai sản

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 cụ thể như sau:

“Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.”

Đồng thời Bộ Luật lao động 2019 có quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:

“3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.”

Như vậy, khi bạn sinh con thì bạn được nghỉ việc và hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Khi nghỉ hết 6 tháng thai sản mà muốn nghỉ thêm 1 tháng thì bạn có thể thỏa thuận với công ty. Nếu công ty đồng ý, bạn có thể nghỉ thêm 1 tháng nữa. Tuy nhiên, trong thời gian này, cơ quan bảo hiểm không trả trợ cấp và công ty cũng không có nghĩa vụ trả lương cho bạn.

Vấn đề hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh

Khoản 1 Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

“1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.”

Như vậy, ngay sau thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản, trong khoảng 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì mới được làm chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Trường hợp của bạn sau khi nghỉ thai sản xong bạn nghỉ thêm 1 tháng không lương xong mới quay trở lại làm việc, do vậy bạn sẽ không làm được chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.

Hết chế độ thai sản muốn nghỉ thêm thì phải làm sao?
Hết chế độ thai sản muốn nghỉ thêm thì phải làm sao?

Hết chế độ thai sản muốn nghỉ thêm thì phải làm sao?

Tại Khoản 1 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định.

– Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Như vậy theo quy định trên thì thời gian nghỉ thai sản trước và sau sinh là 06 tháng, vậy nên cho dù bất kỳ lý do nào bạn cũng không thể được nghỉ thêm và được hưởng chế độ thai sản.

Nhưng tuy nhiên theo quy định tại Bộ luật lao động 2019 có quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương có quy định như sau:

Ngoài quy định về việc nghỉ hiếu, hỉ theo quy định của Bộ luật lao động 2019 thì người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Vậy nên, khi bạn đã nghỉ hết chế độ thai sản (06 tháng) mà bạn có mong muốn nghỉ thêm thì bạn có thể thỏa thuận với công ty, đơn vị nơi bạn công tác nghỉ thêm. Nếu công ty, đơn vị bạn đồng ý bạn có thể ở nhà chăm sóc sóc con. Tuy nhiên trong thời gian này cơ quan bảo hiểm xã hội và công ty không có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội và trả lương cho bạn.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Hết chế độ thai sản muốn nghỉ thêm thì phải làm sao?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép sàn thương mại điện tử, công chứng ủy quyền tại nhà, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Chế độ thai sản là gì?

Chế độ thai sản là quyền lợi mà người lao động nữ mang thai, sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi được hưởng khi tham gia đủ thời gian bảo hiểm xã hội nhất định.

Điều kiện để hưởng chế độ thai sản như thế nào?

– Người lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
+ Lao động nữ đang mang thai;
+ Lao động nữ sinh con;
+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
+ Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
+ Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.
– Người lao động nữ sinh con, mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, hoặc người lao động nữ nhận nuôi con dưới 6 tháng phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
– Người lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
– Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.

Lao động nam được hưởng chế độ thai sản như thế nào?

Theo đó, lao động nam sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu thuộc một trong 2 trường hợp:
– Lao động nam thực hiện biện pháp triệt sản.
– Lao động nam đóng BHXH có vợ sinh con.
Trường hợp lao động nam đóng BHXH có vợ sinh con, để được hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con phải đáp ứng thêm một trong các điều kiện tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH:
– Chỉ có cha tham gia BHXH: Cha phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
– Người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
– Trường hợp người mẹ tham BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con: Người cha phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm