Cứ mỗi dịp cuối năm, người lao động thường có sự quan tâm đặc biệt đến tiền thưởng, lương tháng thứ 13. Nhiều người luôn có sự nhầm lẫn về việc nghĩ rằng lương tháng thứ 13 chính là thưởng tết. Vậy, hiểu thế nào là lương tháng 13 cho đúng? Hãy tham khảo bài viết của phòng tư vấn Luật lao động của Luật sư X dưới đây.
Cơ sở pháp lý
Lương tháng thứ 13 là gì?
Theo quy định pháp luật hiện hành thì không có một điều khoản nào có quy định về lương tháng 13 mà chỉ có quy định về tiền lương và tiền thưởng đổi với vấn đề về chế độ đãi ngộ người lao động.
Cụ thể được quy định tại Điều 104 Bộ Luật lao động 2019 quy định như sau:
Điều 104. Thưởng
1, Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2, Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Có thể thấy rằng, tiền lương tháng 13 không được quy định rõ có phải là tiền thưởng và cụ thể là tiền thưởng tết hay không. Bởi vậy, không thể gộp chung khái niệm này lại được. Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp sẽ có thể gộp chung việc trả riêng lương tháng 13 và thưởng tết; hoặc chọn một trong hai thậm chí là không trả bất cứ khoản tiền nào. Vì theo quy định trên thì tiền thưởng là không bắt buộc. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào 3 yếu tố: Sự thỏa thuận, mức độ đóng góp của người lao động và kết quả kinh doanh của công ty.
Tại sao lại có lương tháng 13?
Trên thực tế, nguồn gốc lương tháng 13 bắt nguồn từ chính sách bảo vệ quyền lợi người lao động. Trước đây, mỗi tháng, doanh nghiệp sẽ trích từ tiền lương của người lao động ra một khoản để làm quỹ dự phòng khi người lao động ốm đau. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đến nó thì cuối năm, doanh nghiệp sẽ hoàn trả lại cho nhân viên. Gọi là lương tháng 13.
Ngày nay, khi quy định về lương thưởng đã rõ ràng hơn thì doanh nghiệp đã không còn áp dụng chính sách này nữa. Đồng nghĩa với việc; lương tháng 13 hiện nay được xem như là một chế độ đãi ngộ cho người lao động; vào những dịp cuối năm. Và như đã phân tích thì lương tháng 13 có thể có hoặc cũng có thể không
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 102 Bộ luật lao động 2019 quy định: Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.
Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Nguyên tắc trả lương là:
+ Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
+ Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách; là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Sư X; hãy liên hệ:
Hotline: 0833102102
Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn theo tố tụng dân sự?