Hồ sơ chỉnh lý đất gồm những giấy tờ gì năm 2023?

bởi Hương Giang
Hồ sơ chỉnh lý đất

Trên thực tế, vì nhiều lý do mà hình dạng, kích thước, ranh giới của các thửa đất bị thay đổi. Để kịp thời quản lý và theo dõi tình trạng đất đai tại địa phương, việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ đất đai kip thời khi có sự thay đổi là vô cùng cần thiết. Tuy đây là quy trình có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý đất đai nhưng không phải ai cũng hiểu rõ những quy định pháp luật liên quan đến chỉnh lý đất. Nhiều độc giả thắc mắc không biết Hồ sơ chỉnh lý đất gồm những giấy tờ gì? Quy trình chỉnh lý đất được thực hiện như thế nào? Khi nào phải làm hồ sơ chỉnh lý đất? Tất cả những câu hỏi này sẽ được Luật sư X giải đáp thông qua bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé.

Căn cứ pháp lý

Chỉnh lý đất là gì?

Chỉnh lý biến động đất đai là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Để quản lý quỹ đất đai có hiệu quả, nắm được mức độ sử dụng đất đai của địa phương đòi hỏi việc nắm bắt, cập nhật thông tin đầy đủ và phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất thông qua việc đăng ký, chỉnh lý, cập nhật biến động đất đai trên hồ sơ địa chính. Việc cập nhật những thay đổi yêu cầu phải thường xuyên, liên tục và kịp thời đảm bảo thông tin hồ sơ địa chính lưu trữ được chính xác và thống nhất giữa các cấp quản lý.

Khi nào phải làm hồ sơ chỉnh lý đất?

Căn cứ điểm 1.1 khoản 1 Điều 17 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, việc chỉnh lý bản đồ địa chính thực hiện trong các trường hợp sau:

(1) Xuất hiện thửa đất và các đối tượng chiếm đất mới (trừ các đối tượng là công trình, xây dựng và tài sản trên đất).

  • Xuất hiện thửa đất mới do tách thửa, hợp thửa,…
  • Các đối tượng chiếm đất mới như: Đường giao thông, công trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác theo tuyến.

(2) Thay đổi ranh giới thửa đất và các đối tượng chiếm đất (trừ các đối tượng là công trình xây dựng và tài sản trên đất).

(3) Thay đổi diện tích thửa đất.

(4) Thay đổi mục đích sử dụng đất.

(5) Thay đổi thông tin về tình trạng pháp lý của thửa đất.

(6) Thay đổi về mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp.

(7) Thay đổi về điểm tọa độ địa chính và điểm tọa độ quốc gia.

(8) Thay đổi về mốc giới và hành lang an toàn công trình.

Hồ sơ chỉnh lý đất gồm những giấy tờ gì năm 2023?

Căn cứ Điều 25 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, các tài liệu hồ sơ địa chính phải cập nhật, chỉnh lý biến động và căn cứ cập nhật, chỉnh lý trong các trường hợp biến động được thực hiện theo quy định sau:

TTTrường hợp cập nhật, chỉnh lýTài liệu phải cập nhật, chỉnh lýCăn cứ để cập nhật, chỉnh lý
1Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu– Bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai;- Sổ địa chính– Hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai lần đầu đã được kiểm tra thẩm định ở các cấp;- Giấy chứng nhận đã cấp;- Hồ sơ giao đất, cho thuê đất; đấu giá quyền sử dụng đất.
2Đăng ký đất đai được Nhà nước giao quản lý– Bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai;- Sổ địa chính– Hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai lần đầu đã được kiểm tra thẩm định ở các cấp;- Hồ sơ giao đất để quản lý
3Đăng ký biến động trừ trường hợp quy định tại các điểm 4, 5, 6 và 9 của bảng này– Bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai;- Sổ địa chính– Giấy chứng nhận đã cấp hoặc xác nhận thay đổi;- Hồ sơ thủ tục đăng ký biến động đã được kiểm tra đủ điều kiện quy định
4Đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đấtSổ địa chínhHồ sơ thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại đã kiểm tra đủ điều kiện quy định
5Xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kềSổ địa chính– Hồ sơ về việc xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;- Giấy chứng nhận đã xác nhận việc xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề
6Đăng ký thế chấp, xóa đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi nội dung thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đấtSổ địa chính– Giấy chứng nhận đã xác nhận đăng ký thế chấp, xóa đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi nội dung thế chấp;- Hồ sơ thủ tục đăng ký thế chấp, xóa đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã kiểm tra đủ điều kiện quy định
7Cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận (trừ trường hợp quy định tại điểm 8 của bảng này)Sổ địa chínhGiấy chứng nhận đã cấp lại;- Hồ sơ thủ tục đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận bị mất đã kiểm tra đủ điều kiện quy định
8Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận do đo đạc lại, dồn điền đổi thửa– Sổ địa chính;- Bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai– Giấy chứng nhận cấp đổi;- Hồ sơ thủ tục đăng ký cấp đổi Giấy chứng nhận bị mất đã kiểm tra đủ điều kiện quy định
9Nhà nước thu hồi đất– Bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai;- Sổ địa chính– Giấy chứng nhận thu hồi hoặc đã chỉnh lý diện tích thu hồi;- Hồ sơ thu hồi đất
10Đính chính nội dung Giấy chứng nhậnSổ địa chính– Giấy chứng nhận đã được đính chính;- Biên bản kiểm tra xác định nội dung sai sót trên Giấy chứng nhận đã cấp
11Thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp (trừ trường hợp Nhà nước thu hồi đất)– Bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai;- Sổ địa chính– Giấy chứng nhận đã cấp (nếu có);- Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp, quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp;- Hồ sơ thực hiện thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đã kiểm tra đủ điều kiện quy định
12Thay đổi mục đích sử dụng đất hiện trạng mà chưa đăng ký biến động theo quy địnhBản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai– Hồ sơ thanh tra, kiểm tra sử dụng đất hàng năm;- Tài liệu điều tra, kiểm kê đất đai đã được nghiệm thu công nhận
13Thay đổi thông tin thửa đất do đo đạc lập bản đồ địa chính mà người sử dụng đất không cấp đổi Giấy chứng nhậnSổ địa chínhBản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai đã được kiểm tra nghiệm thu
Hồ sơ chỉnh lý đất
Hồ sơ chỉnh lý đất
Hồ sơ chỉnh lý đất

Quy trình chỉnh lý đất được thực hiện như thế nào?

Quy trình chỉnh lý đất được thực hiện như sau:

Bước 1: Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng kí biến động tại cơ quan có thẩm quyền.

Hồ sơ chỉnh lý biến động đất đai bao gồm:

  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
  • Một trong các giấy tờ liên quan đến nội dung biến động.

Bước 2: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; công khai hồ sơ, trích lục hoặc đo bản đồ địa chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với những trường hợp thuộc thẩm quyền; chuyển số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính và thông báo thuế đến người sử dụng đất (hoặc Ủy ban nhân dân xã để gửi đến người sử dụng đất), chuyển hồ sơ đến phòng Tài nguyên –  môi trường;

Bước 3: Phòng Tài nguyên – môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và lập tờ trình trình Ủy ban nhân dân Quận phê duyệt; chỉnh lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền.

Cơ quan nào có thẩm quyền chỉnh lý đất?

Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai,

Đối với đối tượng sử dụng đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà gắn liền với quyền sử dụng đất ở) thì người sử dụng đất đăng ký biến động tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất đai thuộc Sở Tài nguyên và môi trường.

Đối với đối tượng sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà gắn liền với quyền sử dụng đất ở, cộng đồng dân cư thì đăng ký biến động tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất đai thuộc Phòng Tài nguyên và môi trường. 

Theo đó, phường không có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân mà phải làm hồ sơ lên văn phòng đăng kí đất đai cấp quận huyện.

Lệ phí làm thủ tục chỉnh lý đất

Lệ phí làm thủ tục chỉnh lý đất: 50.000 đồng/lần cấp

Thời gian giải quyết hồ sơ chỉnh lý đất

Thời gian giải quyết không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, thời hạn trên không bao gồm ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Hồ sơ chỉnh lý đất chúng tôi cung cấp dịch vụ chuyển mục đích sử dụng đất Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hồ sơ chỉnh lý đất”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ bao nhiêu tiền. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Khi thửa đất có các thay đổi thì có cần chỉnh lý bản đồ địa chính không?

Theo quy định, khi thửa đất có các thay đổi (về hình thể, diện tích, kích thước) thì phải chỉnh lý bản đồ địa chính theo quy định này, từ đó dẫn đến cần cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp theo thông tin sau chỉnh lý.

Bản đồ địa chính thửa đất khi bị chỉnh lý sai thì khởi kiện đến cơ quan nào?

Theo quy định, cá nhân, tổ chức nhận thấy việc chỉnh lý bản đồ địa chính là không chính xác và xâm phạm đến quyền lợi của mình thì có thể nộp đơn khởi kiện vụ án hành chính đến Tòa án cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với cơ quan bị kiện sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án này.

Trường hợp đính chính Giấy chứng nhận đã cấp thì cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính theo trình tự như thế nào?

Căn cứ tại khoản 5 Điều 26 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định như sau:
Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận hoặc đính chính Giấy chứng nhận đã cấp thì cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính theo trình tự sau:
– Nơi đã xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì thực hiện cập nhật, chỉnh lý vào hồ sơ địa chính gắn với quá trình thực hiện thủ tục theo trình tự:
+ Nhập thông tin đăng ký cấp đổi Giấy chứng nhận hoặc đính chính Giấy chứng nhận; quét Giấy chứng nhận đã cấp sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp chưa quét;
+ Nhập kết quả kiểm tra hồ sơ sau khi hoàn thành kiểm tra theo thẩm quyền;
+ Quét và nhập bổ sung thông tin cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận đã được đính chính trước khi trao cho người được cấp;
+ Kiểm tra việc cập nhật thông tin, trích xuất vào sổ địa chính và ký duyệt trang sổ địa chính đã lập đối với nơi đã xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính;
– Nơi chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì thực hiện các công việc như trên sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền ký cấp đổi Giấy chứng nhận hoặc đính chính vào Giấy chứng nhận trước khi trao cho người được cấp.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm