Hồ sơ đăng kiểm phương tiện thủy nội địa mới năm 2023

bởi Ngọc Gấm
Hồ sơ đăng kiểm phương tiện thủy nội địa mới năm 2023

Chào Luật sư, do xà lan của tôi đã đến kỳ kiểm định đăng kiểm lại chính vì thế hiện nay tôi đang chuẩn bị hồ sơ tiến hành đăng kiểm. Tuy nhiên do đã quá lâu không tiến hành đăng kiểm nên tôi quên mất hồ sơ đăng kiểm sẽ phải chuẩn bị những thứ gì. Vậy Luật sư có thể cho tôi hỏi hồ sơ đăng kiểm phương tiện thủy nội địa mới năm 2023 như thế nào được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về hồ sơ đăng kiểm phương tiện thủy nội địa mới năm 2023. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Giao thông đường thuỷ nội địa 2004 sửa đổi bổ sung 2014;
  • Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT;
  • Thông tư 16/2022/TT-BGTVT;

Phương tiện thủy nội địa là gì?

Theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng ít nhiều gì bạn cũng đã từng nghe qua từ “phương tiện thuỷ nội địa”. Vậy bạn có biết “phương tiện thuỷ nội địa” là gì không và nó gồm những loại phương tiện di chuyển nào. Nếu bạn chưa biết hãy tham khảo quy định sau.

Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Giao thông đường thuỷ nội địa 2004 sửa đổi bổ sung 2014 quy định về phương tiện thuỷ nội địa như sau:

– Phương tiện thuỷ nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.

Theo quy định tại Điều 24 Luật Giao thông đường thuỷ nội địa 2004 sửa đổi bổ sung 2014 quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện như sau:

– Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm các điều kiện sau:

  • Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 26 của Luật này;
  • Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký, vạch dấu mớn nước an toàn, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện;
  • Có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên theo quy định.

– Đối với phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

– Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 5 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa và bảo đảm điều kiện an toàn như sau:

  • Thân phương tiện phải chắc chắn, không bị rò nước vào bên trong; phương tiện phải thắp một đèn có ánh sáng trắng ở nơi dễ nhìn nếu hoạt động vào ban đêm; phương tiện chở người phải có đủ chỗ cho người ngồi cân bằng trên phương tiện và có đủ áo phao hoặc dụng cụ cứu sinh cho số người được phép chở trên phương tiện;
  • Máy lắp trên phương tiện phải chắc chắn, an toàn, dễ khởi động và hoạt động ổn định;
  • Phương tiện phải được kẻ hoặc gắn số đăng ký, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện;
  • Phương tiện phải được sơn vạch dấu mớn nước an toàn và khi chở người, chở hàng không được ngập qua vạch dấu mớn nước an toàn. Dấu mớn nước an toàn của phương tiện được sơn một vạch có màu khác với màu sơn mạn phương tiện; vạch sơn có chiều rộng 25 milimét, chiều dài 250 milimét nằm ngang trên hai bên mạn tại vị trí giữa của chiều dài lớn nhất của phương tiện; mép trên của vạch sơn cách mép mạn 100 milimét đối với phương tiện chở hàng, cách mép mạn 200 milimét đối với phương tiện chở người.

– Đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc sức chở dưới 5 người hoặc bè khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm điều kiện an toàn quy định tại điểm a khoản 3 Điều 24.

– Phương tiện phải bảo đảm còn niên hạn sử dụng theo quy định của Chính phủ.

Hồ sơ đăng kiểm phương tiện thủy nội địa mới năm 2023
Hồ sơ đăng kiểm phương tiện thủy nội địa mới năm 2023

Hồ sơ đăng kiểm phương tiện thủy nội địa mới năm 2023

Phương tiện thuỷ nội địa trước khi sử dụng hoặc sử dụng một thời gian cố định bắt buộc phải tiến hành đăng ký kiểm định phương tiện thuỷ nội địa để đảm bảo việc hoạt động của phương tiện giao thông được đảm bảo an toàn và đủ điều kiện hoạt động tại Việt Nam.

Theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT quy định về hồ sơ đăng kiểm như sau:

Phương tiện sau khi được kiểm tra có trạng thái kỹ thuật thỏa mãn các quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ được cấp các hồ sơ sau:

– Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa;

– Các loại biên bản và báo cáo kiểm tra kỹ thuật.

Ngoài các hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này còn có:

– Sổ kiểm tra thiết bị nâng hàng đối với phương tiện có thiết bị nâng hàng;

– Sổ chứng nhận thể tích chiếm nước của phương tiện khi có yêu cầu của chủ phương tiện;

– Cấp các giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa.

Tem kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục VII của Thông tư này được cấp kèm theo Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa. Tem kiểm định được dán trên phương tiện như sau:

– Đối với phương tiện có kính phía trước vô lăng lái: Tem kiểm định được dán ở mặt trong, góc trên, ngoài cùng, phía bên phải của kính (nhìn từ lái về mũi phương tiện), ở vị trí dễ quan sát;

– Đối với phương tiện có ca-bin hoặc buồng ngủ nhưng không có kính vách phía trước: Tem kiểm định được dán ở mặt ngoài, góc trên, ngoài cùng, phía bên phải của vách trước ca-bin hoặc buồng ngủ (nhìn từ lái về mũi phương tiện), ở vị trí dễ quan sát;

– Đối với phương tiện không thuộc điểm a, b khoản này nhưng có thành quây hầm hàng: Tem kiểm định được dán ở mặt ngoài, góc trên, ngoài cùng, phía bên phải của thành quây hầm hàng phía mũi (ngay phía dưới của thanh gia cường mép miệng quây), ở vị trí dễ quan sát;

– Đối với phương tiện còn lại: Tem kiểm định được dán ở vị trí dễ quan sát, ít bị va chạm và ít bị ảnh hưởng của thời tiết.

Số kiểm soát

– Phương tiện sau khi được kiểm tra thỏa mãn các yêu cầu theo tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật sẽ được đóng hoặc gắn một số kiểm soát, số kiểm soát được đóng hoặc gắn trên phương tiện nhằm kiểm soát từng phương tiện và số lượng phương tiện đã được đăng kiểm trên toàn quốc;

– Số kiểm soát gồm phần chữ và phần số. Phần chữ gồm hai chữ cái in hoa là VR (đối với các phương tiện quy định tại khoản 1, 2, 3 Phụ lục IX của Thông tư này), VS (đối với các phương tiện quy định tại khoản 4 Phụ lục IX của Thông tư này). Phần số gồm 8 (tám) chữ số, hai chữ số đầu là 2 (hai) chữ số cuối của năm đóng phương tiện, sáu chữ số tiếp theo là số tự nhiên do Cục Đăng kiểm Việt Nam quản lý và cấp trực tiếp cho các đơn vị đăng kiểm. Số này được lưu vào cơ sở dữ liệu quản lý đăng kiểm phương tiện trong suốt quá trình hoạt động của phương tiện;

– Các đơn vị đăng kiểm, khi nhận được phiếu cấp phát 6 (sáu) chữ số tự nhiên từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, phải xác nhận về Cục Đăng kiểm Việt Nam. Đơn vị đăng kiểm sử dụng số kiểm soát theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn. Hàng tháng, đơn vị phải báo cáo việc sử dụng số kiểm soát, dự trù kế hoạch sử dụng của tháng tiếp theo và báo cáo về Cục Đăng kiểm Việt Nam.

– Kích thước, vị trí số kiểm soát theo quy định tại Phụ lục VIII của Thông tư này.

Thủ tục đăng kiểm phương tiện thủy nội địa mới năm 2023

Để có thể biết được thủ tục đăng kiểm phương tiện thủy nội địa mới năm 2023, thì bạn cần có sự tìm hiểu quy định về

trình tự thẩm định thiết kế, tài liệu hướng dẫn của Bộ Giao thông và vận tải Việt Nam ban hành. Các quy định đó được thể hiện như sau.

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 48/2015/TT-BGTVT quy định về trình tự thẩm định thiết kế, tài liệu hướng dẫn như sau:

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền.

Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính và hình thức phù hợp khác; nếu hồ sơ đầy đủ thì hẹn thời gian trả kết quả.

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị theo quy định, trong thời hạn 20 ngày làm việc đối với thiết kế loại phương tiện đóng bằng vật liệu mới, công dụng mới hoặc các phương tiện hoạt động tuyến vận tải đường thủy nội địa ven biển, từ bờ ra đảo, giữa các đảo; phương tiện chở khí hóa lỏng, chở xô hóa chất nguy hiểm, tàu dầu có nhiệt độ chớp cháy nhỏ hơn hoặc bằng 60 °C, có trọng tải toàn phần từ 500 tấn trở lên; tàu khách cao tốc, tàu đệm khí; nhà hàng nổi, khách sạn nổi, tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, tàu chở khách có sức chở từ 100 khách trở lên hoặc trong thời hạn 5 ngày làm việc đối với thiết kế không phải là loại kể trên và tài liệu hướng dẫn, Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền hoàn thành thẩm định hồ sơ thiết kế, tài liệu hướng dẫn; nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT ngày 26 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về biểu mẫu giấy chứng nhận và sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho tàu biển, phương tiện thủy nội địa và sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi tắt là Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT), cấp Thông báo thẩm định tài liệu hướng dẫn/thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục VI của Thông tư này; nếu không đạt thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để khắc phục các tồn tại.

Đối với các hồ sơ thiết kế đã khắc phục các tồn tại theo thông báo của Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền, kể từ ngày nhận hồ sơ thiết kế đã khắc phục, trong thời hạn 02 ngày làm việc hoàn thành thẩm định hồ sơ thiết kế; nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế như quy định tại khoản 3 Điều này; nếu không đạt thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện lại.

Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định thiết kế, tài liệu hướng dẫn nộp phí và lệ phí theo quy định và có thể nhận kết quả trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác.

Lệ phí: Tại Phụ lục được ban hành kèm theo Thông tư số 237/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 ghi nhận như sau:

Giá dịch vụ kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng phương tiện trong khai thác bao gồm: Giá dịch vụ kiểm định hàng năm; giá dịch vụ kiểm định định kỳ; giá kiểm định trung gian; giá dịch vụ kiểm định lần đầu; giá dịch vụ kiểm định bất thường; giá dịch vụ kiểm định trên đà, trong ụ; giá dịch vụ kiểm định thiết bị nâng hàng, giá kiểm định bình chịu áp lực.

Trong trường hợp đợt kiểm định có các loại hình kiểm định như trên trùng nhau thì giá kiểm định được thu bao gồm tổng các khoản giá dịch vụ theo từng loại hình kiểm định riêng biệt nếu không có quy định nào khác theo Thông tư này.

– Giá dịch vụ kiểm định hàng năm

Giá kiểm định hàng năm phương tiện thuỷ nội địa đang khai thác tính theo công thức:

Mức giá = [L x (B + D) + P] x a x β x A

Trong đó:

L – Chiều dài thiết kế phương tiện tính bằng mét;

B – Chiều rộng thiết kế phương tiện tính bằng mét;

D – Chiều cao mạn thiết kế phương tiện tính bằng mét;

P – Tổng công suất định mức máy chính, máy phụ tính bằng sức ngựa;

α – Hệ số loại phương tiện quy định tại Biểu số 1;

β – Hệ số tuổi phương tiện quy định tại Biểu số 2;

A – Giá trị một đơn vị tính giá quy định bằng 2.800 đồng.

Biểu số 1:

Số TTLoại phương tiệnHệ số α
1Tàu chở hàng khô1,00
2Tàu kéo, tàu đẩy, tàu dầu (trừ tàu chở dầu loại I), tàu công trình, tàu công tác, tàu công-ten-nơ, tàu chở nước, tàu chở người.1,20
3Tàu nghiên cứu, thăm dò, tàu chở hàng đông lạnh, tàu chở dầu loại I, tàu khách, phà chở khách, tàu thể thao, giải trí, tàu cao tốc, ụ nổi, nhà nổi, bến nổi.1,50
4Tàu chở khí hoá lỏng, tàu chở xô hoá chất nguy hiểm, tàu cao tốc chở khách, khách sạn nổi, nhà hàng nổi, tàu lưu trú du lịch ngủ đêm.1,80

Biểu số 2:

Số TTTuổi phương tiệnHệ số β
1Đến 5 năm1,00
2Trên 5 đến 10 năm1,25
3Trên 10 đến 15 năm1,50
4Trên 15 đến 20 năm1,75
5Trên 20 năm2,00

Thời gian giải quyết: 01 – 03 ngày làm việc.

Thẩm quyền cho phép đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại Việt Nam

Thẩm quyền cho phép đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại Việt Nam chính là cơ quan thực hiện việc đăng kiểm. Tuỳ vào phương tiện của bạn là gì, việc đăng kiểm như thế nào, mà cấp thẩm quyền đăng ký đăng kiểm tại Việt Nam có sự khác nhau sâu sắc.

Theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT quy định về cơ quan thực hiện đăng kiểm phương tiện như sau:

–  Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện nội dung đăng kiểm quy định tại Điều 4 của Thông tư này; tổ chức hệ thống đơn vị đăng kiểm thống nhất trong phạm vi cả nước; thực hiện công tác đăng kiểm quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 4 của Thông tư này.

–  Các đơn vị đăng kiểm trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam và các đơn vị đăng kiểm trực thuộc Sở Giao thông vận tải (sau đây gọi là đơn vị đăng kiểm) đã được xác nhận và thông báo hạng đơn vị đăng kiểm sẽ được thực hiện nội dung công tác đăng kiểm quy định tại khoản 4, 5, 6, 7, 8 Điều 4 của Thông tư này và các nội dung đăng kiểm khác khi được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền phù hợp với năng lực của đơn vị đăng kiểm sau khi được xác nhận và thông báo.

–  Đơn vị đăng kiểm được chia thành hạng I, hạng II, hạng III theo yêu cầu về năng lực quy định tại Phụ lục X của Thông tư này và thực hiện công tác đăng kiểm như sau:

+ Đơn vị đăng kiểm hạng III thực hiện công tác đăng kiểm cho các phương tiện thuộc khoản 4 Phụ lục IX của Thông tư này.

+ Đơn vị đăng kiểm hạng II thực hiện công tác đăng kiểm cho các phương tiện thuộc khoản 1, 2, 3, 4 Phụ lục IX của Thông tư này (trừ tàu hàng có trọng tải toàn phần từ 2000 tấn trở lên; tàu dầu có nhiệt độ chớp cháy lớn hơn 60°C, có trọng tải toàn phần từ 1000 tấn trở lên; tàu dầu có nhiệt độ chớp cháy nhỏ hơn hoặc bằng 60°C, có trọng tải toàn phần từ 500 tấn trở lên; tàu hàng cấp VR-SB có trọng tải toàn phần từ 500 tấn trở lên hoặc tàu khách cấp VR-SB có sức chở từ 50 người trở lên; tàu đệm khí; tàu chở xô hóa chất nguy hiểm; tàu chở khí hóa lỏng).

– Đơn vị đăng kiểm hạng I thực hiện công tác đăng kiểm cho tất cả các loại phương tiện thủy nội địa.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Vấn đề Hồ sơ đăng kiểm phương tiện thủy nội địa mới năm 2023 đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. LSX luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Đổi tên giấy khai sinh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Nội dung công tác đăng kiểm phương tiện?

– Thẩm định hồ sơ thiết kế và tài liệu hướng dẫn của tàu.
– Kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm tra), cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện nhập khẩu.
–  Kiểm tra và cấp các giấy chứng nhận cho sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện.
– Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi.
– Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện trong quá trình hoạt động.
– Đo đạc xác định trọng tải toàn phần và dung tích của phương tiện.
– Đo đạc xác định mạn khô và vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện.
– Sao và thẩm định mẫu định hình; thẩm định thiết kế thi công, thiết kế hoàn công cho phương tiện

Các loại hình kiểm tra phương tiện phương tiện thuỷ nội địa?

Các loại hình kiểm tra phương tiện bao gồm:
– Kiểm tra lần đầu, bao gồm: kiểm tra phương tiện khi đóng mới, phương tiện nhập khẩu, phương tiện đăng ký hành chính lần đầu;
– Kiểm tra chu kỳ, bao gồm: kiểm tra định kỳ; kiểm tra hàng năm; kiểm tra trên đà; kiểm tra trung gian;
– Kiểm tra bất thường theo quy định tại hệ thống quy phạm, các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.
Nội dung và thời hạn các loại hình kiểm tra được thực hiện theo quy định tại hệ thống quy phạm, các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.

Nguyên tắc kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa?

– Phương tiện phải được kiểm tra lần đầu, cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa trước khi đăng ký hành chính lần đầu.
– Phương tiện được đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi ở khu vực nào thì đơn vị đăng kiểm có đủ năng lực, thẩm quyền phụ trách khu vực đó thực hiện kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa.
– Phương tiện đã đăng ký hành chính khi kiểm tra chu kỳ, kiểm tra bất thường được kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa tại bất kỳ đơn vị đăng kiểm nào có đủ năng lực, thẩm quyền phụ trách khu vực phương tiện neo đậu.
– Các đơn vị đăng kiểm chỉ được kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa phù hợp với năng lực, thẩm quyền và trong khu vực được giao

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm