Chào Luật sư, tôi có yêu bạn trai tôi là người có 2 quốc tịch Việt Nam và Hàn Quốc. Anh ấy đã sống tại Việt Nam được 6 năm và đang kinh doanh tại đây. Vào tuần trước anh ấy có cầu hôn tôi và chúng tôi dự định đăng ký kết hôn vào tháng tới. Tôi có một thắc mắc rằng liệu tôi kết hôn với người có hai quốc tịch tại Việt thì cần những thủ tục gì theo pháp luật Việt Nam? Việc kết hôn với người Hàn Quốc có quy định cụ thể như thế nào? Mong Luật sư tư vấn cho tôi. Tôi xin cảm ơn.
Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Hồ sơ đăng ký kết hôn với người hai quốc tịch ở Việt Nam” sau đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
- Luật quốc tịch 2014
Hai quốc tịch là gì?
Hai quốc tịch là trường hợp ngoại lệ của quốc tịch cá nhân, được hiểu là tình trạng pháp lý của một người cùng một lúc là công dân của cả hai quốc gia. Nói cách khác, pháp luật của cả hai quốc gia đều coi người đó là công dân của mình, trên cơ sở đó cùng một lúc họ sẽ đồng thời được hưởng các quyền và gánh vác các nghĩa vụ công dân của cả hai quốc gia.
Tình trạng hai quốc tịch dẫn đến những trở ngại trong việc các nước thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với công dân, đồng thời người hai quốc tịch cũng không thể đủ khả năng thực hiện toàn bộ các quyền và nghĩa vụ công dân đối với hai quốc gia mà họ mang quốc tịch. Bên cạnh đó, tình trạng hai quốc tịch còn gây ra những khó khăn cho thực hiện chủ quyền quốc gia đối với dân cư, gây phức tạp cho quan hệ hợp tác giữa các quốc gia về dân cư.
Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quốc tịch năm 2014 cho phép một số công dân được mang 2 quốc tịch: người được Chủ tịch nước cho phép; trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn giữ quốc tịch Việt Nam; trẻ em là con nuôi.
Điều kiện kết hôn ở Việt Nam
Điều kiện kết hôn là việc đòi hỏi về mặt pháp lý của các cá nhân nam, nữ. Ở Việt Nam, theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì quy định kết hôn đáp ứng các điều kiện sau:
- Nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ phải đáp ứng từ đủ 18 tuổi trở lên. Pháp luật quy định độ tuổi tối thiểu nam, nữ được phép kết hôn mà không quy định độ tuổi tối đa. Đây là quy định dựa trên điều kiện kinh tế – xã hội, phong tục, tập quán và truyền thống, văn hóa của dân tộc.
- Việc kết hôn phải do nam, nữ tự nguyện quyết định và không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hay cản trở; Tự nguyện trong hôn nhân trước hết phải thể hiện bằng ý chí chủ quan của người kết hôn. Hai bên nam, nữ nếu yêu thương và tự quyết định xác lập quan hệ hôn nhân nhằm mục đích xây dựng gia đình. Tự nguyện kết hôn có thể được thể hiện bằng dấu hiệu khách quan. Người kết hôn phải bày tỏ mong muốn được kết hôn với nhau trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua hành vi đăng ký kết hôn. Vì vậy khi đăng ký kết hôn sẽ cần có mặt của cả hai bên. Quyền kết hôn chính là quyền của mỗi cá nhân do đó thì việc kết hôn phải do cá nhân đó tự nguyện quyết định. Nhằm đảm bảo để quan hệ hôn nhân được xác lập phù hợp với lợi ích của người kết hôn là cơ sở để xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc và bền vững.
- Các bên nam, nữ nếu như không thuộc các trường hợp cấp kết hôn.
Như vậy thì khi đăng ký kết hôn thì nam nữ chưa đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật thì cơ quan đăng ký kết hôn sẽ có quyền từ chối đăng ký kết hôn cho họ.
Hồ sơ đăng ký kết hôn với người hai quốc tịch
Trường hợp mà công dân Việt Nam kết hôn với công dân có mang hai quốc tịch trong đó có quốc tịch Việt nam thì người mang hai quốc tịch đó vẫn là công dân Việt Nam. Và việc đăng ký kết hôn sẽ tiến hành bình thường như các công dân Việt Nam đăng ký kết hôn với nhau.
Khi tiến hành đăng ký kết hôn với người hai quốc tịch thì cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu;
– Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân
– Giấy xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình;
– Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Bản sao sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc thẻ thường trú, thẻ tạm trú hoặc chứng nhận tạm trú.
Ngoài ra còn các giấy tờ khác theo như pháp luật quy định.
Có thể bạn quan tâm
- Giải quyết tranh chấp tiền lương trong quan hệ lao động 2023
- Xử phạt hành chính đối với hành vi khai thác gỗ trái phép
- Hồ sơ xin cấp giấy phép dịch vụ mạng xã hội năm 2023
- Nhượng quyền thương mại được pháp luật quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Hồ sơ đăng ký kết hôn với người hai quốc tịch ở Việt Nam” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là mẫu giấy ly hôn thuận tình. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Hoặc qua các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định:
Điều 37. Thẩm quyền đăng ký kết hôn
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.
Theo Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 106/2021/TT-BTC), căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu lệ phí phù hợp đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: đăng ký kết hôn mới, đăng ký lại kết hôn…Như vậy, lệ phí đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện do từng địa phương quy định.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:
“1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.
Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.”