Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là một chứng từ quan trọng, bắt buộc cần có khi các doanh nghiệp muốn cung cấp hàng nông, lâm sản sang nước ngoài. Thủ tục đăng ký kiểm dịch thực vật không quá khó nhưng yêu cầu việc thực hiện phải đóng trình tự, thủ tục để việc đăng ký nhanh chóng. Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn đọc những hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu hiện nay. Mời bạn đọc tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT
Kiểm dịch thực vật cho hàng xuất khẩu là gì?
Kiểm dịch thực vật xuất khẩu là công tác quản lý của Nhà nước yêu cầu kiểm tra hàng hóa nhằm ngăn chặn những dịch bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng đến thực vật (như virus, côn trùng hoặc mầm bệnh), tránh lây lan giữa các vùng với nhau, cũng như chứng minh hàng đảm bảo điều kiện để xuất khẩu ra nước ngoài.
Với một số loại hàng hóa thì đây là quy định bắt buộc. Nếu lô hàng nằm trong danh sách bắt buộc kiểm dịch chưa có giấy tờ chứng minh, thì sẽ buộc ngừng lại khi làm thủ tục tại hải quan.
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu năm 2023 gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT);
- Bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (trong trường hợp tái xuất khẩu);
- Hợp đồng mua bán hàng hóa (bắt buộc), vận đơn, invoice, packing list (nếu có);
- Giấy ủy quyền của chủ hàng (nếu bên đăng ký được chủ hàng ủy quyền).
Các cá nhân và doanh nghiệp nên kiểm tra xem danh mục của sản phẩm thuộc vào loại nào, để ghi lên đơn đăng ký số tiền kiểm dịch trước.
Thủ tục đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu năm 2023
Bước 1: Đăng ký tài khoản để làm kiểm dịch thực vật
Doanh nghiệp xuất khẩu hoặc bên cung cấp dịch vụ forwarder thuê ngoài sẽ lên đăng ký tại phòng đăng ký tài khoản mới của cơ quan kiểm dịch thực vật (CHI CỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT VÙNG), và sẽ được phát 2 mẫu gồm: mẫu thông tin đăng ký tài khoản (đợi 1 ngày để kích hoạt tài khoản) và phiếu đăng ký kiểm dịch thực vật.
Bước 2: Đăng ký đơn hàng cần kiểm dịch thực vật
Doanh nghiệp xuất khẩu hoặc bên cung cấp dịch vụ được ủy quyền sẽ lên đăng ký kiểm dịch thực vật trước 1-2 ngày tàu chạy với cơ quan kiểm dịch thực vật vùng.
Hồ sơ cần chuẩn bị theo quy định nêu trên. Sau khi hồ sơ đã đạt yêu cầu, sẽ phải lên phòng kế toán của cơ quan kiểm dịch thực vật để đóng lệ phí kiểm dịch.
Bước 3: Làm thủ tục kiểm tra lấy mẫu lô hàng cần kiểm dịch thực vật
Tùy theo mặt hàng xuất khẩu và yêu cầu của phía bên nước nhập khẩu mà cơ quan kiểm dịch sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa thực tế tại cảng, sân bay hoặc kho sản xuất. Hoặc cũng có thể yêu cầu kiểm tra đặc biệt về nhà máy sản xuất hay mã số vùng trồng.
Cơ quan kiểm dịch sẽ tiến hành kiểm tra lấy mẫu để xác định xem hàng có đủ điều kiện để xuất khẩu hay không.
Bước 4: Khai điện tử đơn hàng cần xuất khẩu
Doanh nghiệp xuất khẩu hoặc người được ủy quyền sẽ tiến hành khai báo thông tin lô hàng qua trang web của Chi Cục kiểm dịch vùng (thông tin nhà xuất khẩu, thông tin nhà nhập khẩu, tên hàng, số lượng, nước xuất xứ, các kiểm tra chuyên ngành đặc biệt,…)
Trong vòng 4 giờ làm việc cơ quan kiểm dịch sẽ gửi lại bản nháp chứng thư qua email cho chủ hàng hoặc người được ủy quyền.
Bước 5: Nộp hồ sơ hoàn chỉnh để lấy chứng thư kiểm dịch
Sau khi có bản nháp, tiến hành kiểm tra và xác nhận với nhà xuất khẩu/ nhà nhập khẩu. Nếu cần chỉnh sửa, thì sẽ sửa trực tiếp lên bản nháp rồi gửi bộ hồ sơ hoàn chỉnh lên chi cục kiểm dịch thực vật.
Rồi mang bộ hồ sơ hoàn chỉnh nộp tại phòng tiếp nhận của cơ quan kiểm dịch thực vật gồm các thông tin sau:
- Số tiếp nhận
- Bộ hồ sơ ban đầu
- Bản nháp chứng thư đã được khai báo qua mạng
- Vận đơn (bill)
- Invoice
- Packing list
Bước 6: Tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ
Cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của bộ hồ sơ. Trong trường hợp bộ hồ sơ đã chuẩn chỉnh, sẽ tiến hành cấp chứng thư gốc cho chủ hàng trong vòng 24 giờ. Còn nếu hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ thì yêu cầu chủ hàng hoặc người được ủy quyền bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
Bước 7: Cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ bố trí địa điểm để kiểm dịch lô vật thể
Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm kiểm dịch tại cơ sở sản xuất, nơi xuất phát, nơi bảo quản ở sâu trong nội địa hoặc cửa khẩu xuất và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể.
Việc kiểm tra lô vật thể được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT.
Bước 8: Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
a) Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT), hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tái xuất khẩu (Theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT) cho lô vật thể trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với vật thể đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.
Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật, thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật biết.
b) Trường hợp phát hiện lô vật thể không đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu, thì Cơ quan kiểm dịch thực vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, đồng thời phải thông báo cho chủ vật thể biết.
Lưu ý:
Theo quy định Điều 31 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu phải được kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương thực hiện việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước nhập khẩu.
Trường hợp đã kiểm dịch tại cơ sở sản xuất, nơi xuất phát hoặc nơi bảo quản ở sâu trong nội địa thì chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải xuất trình Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật khi đến cửa khẩu cuối cùng để xuất khẩu.
Mời bạn xem thêm:
- Bán thuốc lá bằng máy bán hàng tự động thì có vi phạm luật không?
- Mua bán thuốc lá điện tử có vi phạm pháp luật không?
- Người chưa đủ 18 tuổi hút thuốc lá bị phạt tiền
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu năm 2023 gồm những gì?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Quy trình đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại Điều 34 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải xử lý trong các trường hợp sau đây:
Vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam, đối tượng phải kiểm soát hoặc sinh vật gây hại lạ; vật thể có nguy cơ cao mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam;
Vật thể phải xử lý để đáp ứng quy định kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu;
Vật thể vô chủ, không rõ nguồn gốc;
Biện pháp xử lý bao gồm xông hơi khử trùng, xử lý nhiệt, xử lý hơi nước nóng, chiếu xạ, tái xuất, tiêu hủy, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và các biện pháp khác.
Kiểm dịch thực vật là hoạt động ngăn chặn, phát hiện, kiểm soát đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát và sinh vật gây hại lạ.
Đối tượng kiểm dịch thực vật là sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật, chưa có hoặc có nhưng phân bố hẹp ở Việt Nam và phải được kiểm soát nghiêm ngặt.