Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân gồm có những gì?

bởi Thanh Tri
Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân gồm có những gì?

Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân là một tài liệu chứa các thông tin chi tiết về cách mà một tổ chức hoặc doanh nghiệp sử dụng thông tin cá nhân của khách hàng hoặc người dùng, bao gồm cả việc thu thập, lưu trữ, sử dụng, chia sẻ và xử lý dữ liệu cá nhân. Hồ sơ này là một phần quan trọng của việc bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng và đảm bảo rằng các tổ chức đáp ứng đầy đủ các quy định của Luật Bảo vệ Dữ liệu cá nhân. Các hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân cần được đưa ra trước khi tổ chức tiến hành bất kỳ hoạt động nào liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân, bao gồm cả việc triển khai các dự án mới hoặc thay đổi các quy trình hiện có. Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân bao gồm các thông tin chi tiết như mục đích sử dụng dữ liệu cá nhân, phương thức thu thập và sử dụng dữ liệu, đối tượng được thu thập thông tin, chính sách bảo mật, giải pháp bảo vệ, cũng như các biện pháp mà tổ chức sẽ sử dụng để đảm bảo rằng dữ liệu cá nhân được xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân giúp cải thiện khả năng quản lý dữ liệu của tổ chức và tăng cường sự tin tưởng của khách hàng về việc sử dụng thông tin cá nhân của họ. Nếu được đưa ra một cách đầy đủ và chính xác, hồ sơ này sẽ giúp đảm bảo rằng các tổ chức xử lý dữ liệu cá nhân một cách có trách nhiệm và theo đúng các tiêu chuẩn bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng.

Để có thể cung cấp cho quý bạn thông tin về “Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân có những gì?“. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi. Hy vọng bài viết có thể hỗ trợ quý bạn giải quyết được một số vấn đề có liên quan.

Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Dữ liệu cá nhân là gì? và Dữ liệu cá nhân gồm những thông tin nào?

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP thì dữ liệu cá nhân là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự trên môi trường điện tử gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể. Dữ liệu cá nhân bao gồm dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm.

Dữ liệu cá nhân

Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP thì dữ liệu cá nhân gồm:

  • Họ, chữ đệm và tên khai sinh, tên gọi khác (nếu có);
  • Ngày, tháng, năm sinh; ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích;
  • Giới tính;
  • Nơi sinh, nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại, quê quán, địa chỉ liên hệ;
  • Quốc tịch;
  • Hình ảnh của cá nhân;
  • Số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số định danh cá nhân, số hộ chiếu, số giấy phép lái xe, số biển số xe, số mã số thuế cá nhân, số bảo hiểm xã hội, số thẻ bảo hiểm y tế;
  • Tình trạng hôn nhân;
  • Thông tin về mối quan hệ gia đình (cha mẹ, con cái);
  • Thông tin về tài khoản số của cá nhân; dữ liệu cá nhân phản ánh hoạt động, lịch sử hoạt động trên không gian mạng;
  • Các thông tin khác gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP:

Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân gồm:

  • Quan điểm chính trị, quan điểm tôn giáo;
  • Tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, không bao gồm thông tin về nhóm máu;
  • Thông tin liên quan đến nguồn gốc chủng tộc, nguồn gốc dân tộc;
  • Thông tin về đặc điểm di truyền được thừa hưởng hoặc có được của cá nhân;
  • Thông tin về thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của cá nhân;
  • Thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục của cá nhân;
  • Dữ liệu về tội phạm, hành vi phạm tội được thu thập, lưu trữ bởi các cơ quan thực thi pháp luật;
  • Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các tổ chức được phép khác, gồm:

Thông tin định danh khách hàng theo quy định của pháp luật, thông tin về tài khoản, thông tin về tiền gửi, thông tin về tài sản gửi, thông tin về giao dịch, thông tin về tổ chức, cá nhân là bên bảo đảm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

  • Dữ liệu về vị trí của cá nhân được xác định qua dịch vụ định vị;
  • Dữ liệu cá nhân khác được pháp luật quy định là đặc thù và cần có biện pháp bảo mật cần thiết.

Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân bên xử lý dữ liệu cá nhân có những gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân

  1. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân lập và lưu giữ Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân của mình kể từ thời điểm bắt đầu xử lý dữ liệu cá nhân.
    Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, bao gồm:
    a) Thông tin và chi tiết liên lạc của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân;
    b) Họ tên, chi tiết liên lạc của tổ chức được phân công thực hiện nhiệm vụ bảo vệ dữ liệu cá nhân và nhân viên bảo vệ dữ liệu cá nhân của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân;
    c) Mục đích xử lý dữ liệu cá nhân;
    d) Các loại dữ liệu cá nhân được xử lý;
    đ) Tổ chức, cá nhân nhận dữ liệu cá nhân, bao gồm tổ chức, cá nhân ngoài lãnh thổ Việt Nam;
    e) Trường hợp chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài;
    g) Thời gian xử lý dữ liệu cá nhân; thời gian dự kiến để xoá, hủy dữ liệu cá nhân (nếu có);
    h) Mô tả về các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân được áp dụng;
    i) Đánh giá mức độ hưởng của việc xử lý dữ liệu cá nhân; hậu quả, thiệt hại không mong muốn có khả năng xảy ra, các biện pháp giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ, tác hại đó.
  2. Bên Xử lý dữ liệu cá nhân tiến hành lập và lưu giữ Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp thực hiện hợp đồng với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân. Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, bao gồm:
    a) Thông tin và chi tiết liên lạc của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân;
    b) Họ tên, chi tiết liên lạc của tổ chức được phân công thực hiện xử lý dữ liệu cá nhân và nhân viên thực hiện xử lý dữ liệu cá nhân của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân;
    c) Mô tả các hoạt động xử lý và các loại dữ liệu cá nhân được xử lý theo hợp đồng với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân;
    d) Thời gian xử lý dữ liệu cá nhân; thời gian dự kiến để xoá, hủy dữ liệu cá nhân (nếu có);
    đ) Trường hợp chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài;
    e) Mô tả chung về các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân được áp dụng;
    g) Hậu quả, thiệt hại không mong muốn có khả năng xảy ra, các biện pháp giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ, tác hại đó.
  3. Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được xác lập bằng văn bản có giá trị pháp lý của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân hoặc Bên Xử lý dữ liệu cá nhân.
  4. Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân phải luôn có sẵn để phục vụ hoạt động kiểm tra, đánh giá của Bộ Công an và gửi Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) 01 bản chính theo Mẫu số 04 tại Phụ lục của Nghị định này trong thời gian 60 ngày kể từ ngày tiến hành xử lý dữ liệu cá nhân.
  5. Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) đánh giá, yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân hoàn thiện Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và đúng quy định.
  6. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân cập nhật, bổ sung Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân khi có sự thay đổi về nội dung hồ sơ đã gửi cho Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) theo Mẫu số 05 tại Phụ lục của Nghị định này.

Như vậy theo quy định trên hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân của bên Xử lý dữ liệu gồm những tài liệu sau đây:

  • Thông tin và chi tiết liên lạc của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân.
  • Họ tên, chi tiết liên lạc của tổ chức được phân công thực hiện xử lý dữ liệu cá nhân và nhân viên thực hiện xử lý dữ liệu cá nhân của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân.
  • Mô tả các hoạt động xử lý và các loại dữ liệu cá nhân được xử lý theo hợp đồng với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân.
  • Thời gian xử lý dữ liệu cá nhân; thời gian dự kiến để xoá, hủy dữ liệu cá nhân (nếu có).
  • Trường hợp chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài.
  • Mô tả chung về các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân được áp dụng.
  • Hậu quả, thiệt hại không mong muốn có khả năng xảy ra, các biện pháp giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ, tác hại đó.
Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân gồm có những gì?
Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân gồm có những gì?

Trong Thông báo xử lý dữ liệu cá nhân phải thể hiện những nội dung gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Thông báo xử lý dữ liệu cá nhân

  1. Việc thông báo được thực hiện một lần trước khi tiến hành đối với hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân.
  2. Nội dung thông báo cho chủ thể dữ liệu về xử lý dữ liệu cá nhân:
    a) Mục đích xử lý;
    b) Loại dữ liệu cá nhân được sử dụng có liên quan tới mục đích xử lý quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
    c) Cách thức xử lý;
    d) Thông tin về các tổ chức, cá nhân khác có liên quan tới mục đích xử lý quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
    đ) Hậu quả, thiệt hại không mong muốn có khả năng xảy ra;
    e) Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc xử lý dữ liệu.
  3. Việc thông báo cho chủ thể dữ liệu phải được thể hiện ở một định dạng có thể được in, sao chép bằng văn bản, bao gồm cả dưới dạng điện tử hoặc định dạng kiểm chứng được.
  4. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân không cần thực hiện quy định lại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau:
    a) Chủ thể dữ liệu đã biết rõ và đồng ý toàn bộ với nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trước khi đồng ý cho Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân tiến hành thu thập dữ liệu cá nhân, phù hợp với các quy định tại Điều 9 Nghị định này;
    b) Dữ liệu cá nhân được xử lý bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền với mục đích phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.
    Như vậy theo quy định trên trong Thông báo xử lý dữ liệu cá nhân phải thể hiện những nội dung sau đây:
  • Thứ nhất, mục đích xử lý.
  • Thứ hai, loại dữ liệu cá nhân được sử dụng có liên quan tới mục đích xử lý quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định 13/2023/NĐ-CP.
  • Thứ ba, cách thức xử lý.
  • Thứ tư, thông tin về các tổ chức, cá nhân khác có liên quan tới mục đích xử lý quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định 13/2023/NĐ-CP.
  • Tiếp theo, hậu quả, thiệt hại không mong muốn có khả năng xảy ra.
  • Cuối cùng, thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc xử lý dữ liệu.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân có những gì?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Dịch vụ luật sư Tp Hồ Chí Minh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Dữ liệu cá nhân bao gồm những gì?

Dữ liệu cá nhân là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự trên môi trường điện tử gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể. Dữ liệu cá nhân bao gồm dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm.

Thế nào là khai thác dữ liệu cá nhân?

Khai thác dữ liệu là kỹ thuật có sự hỗ trợ của máy tính được sử dụng trong hoạt động phân tích để xử lý và khám phá các tập dữ liệu lớn. Nhờ có công cụ và phương pháp khai thác dữ liệu, các tổ chức có thể khám phá những mẫu hình và mối quan hệ ẩn trong dữ liệu của họ.

Quyền riêng tư dữ liệu là gì?

Quyền riêng tư trên Internet (tiếng Anh là Internet privacy) là quyền riêng tư cá nhân (personal privacy) liên quan đến việc lưu trữ, hiển thị và cung cấp cho bên thứ ba thông tin liên quan đến bản thân thông qua Internet.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm