Nước ta vừa dựa vào sự phát triển sinh học của con người vừa điều chỉnh luật pháp. Trong trường hợp trẻ vị thành niên và người phạm tội, các thủ tục xử lý khác nhau được áp dụng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vi phạm. Đối với trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở mức độ nhẹ, chưa đủ nghiêm trọng để trừng phạt, luật cung cấp các nguồn lực giáo dục ở các thành phố, giáo xứ và địa phương. Vậy hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã năm 2023 gồm những gì? Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Ai có thể đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với đối tượng quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 5 Nghị định này do Trưởng Công an cấp xã tự lập hoặc trên cơ sở đề nghị của những người sau đây:
a) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã; người đứng đầu các tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở;
b) Đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người vi phạm đang làm việc hoặc học tập;
c) Đại diện đơn vị dân cư ở cơ sở gồm: Tổ trưởng Tổ dân phố, Trưởng thôn, ấp, bản, buôn, làng, phum, sóc và các đơn vị tương đương.
Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã năm 2023
Tại Điều 19 Nghị định 120/2021/NĐ-CP có quy định về hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn như sau:
Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Văn bản đề nghị lập hồ sơ đề nghị.
2. Bản tóm tắt lý lịch của người vi phạm.
3. Văn bản, tài liệu quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 15 Nghị định này.
4. Bệnh án (nếu có).
5. Bản tường trình của người vi phạm.
Trường hợp người vi phạm không biết chữ hoặc không thể viết bản tường trình thì có thể nhờ người khác viết hộ, người vi phạm phải điểm chỉ vào từng trang của bản tường trình;
6. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Như vậy, hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cần những tài liệu sau đây:
- Văn bản đề nghị lập hồ sơ đề nghị.
- Bản tóm tắt lý lịch của người vi phạm.
- Văn bản, tài liệu về thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
- Bệnh án (nếu có).
- Bản tường trình của người vi phạm.
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có)
Văn bản thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm các nội dung gì?
Tại Điều 21 Nghị định 120/2021/NĐ-CP có quy định về gửi hồ sơ và thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn như sau:
Gửi hồ sơ và thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ, người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải thông báo ngay bằng văn bản về việc lập hồ sơ cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên.
Người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2. Văn bản thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Họ, tên người vi phạm;
b) Lý do lập hồ sơ đề nghị;
c) Quyền đọc, ghi chép những nội dung cần thiết trong hồ sơ của người nhận được thông báo; địa điểm, thời hạn đọc, ghi chép;
d) Quyền phát biểu ý kiến về hồ sơ đề nghị tại cuộc họp tư vấn.
3. Việc đọc, ghi chép các nội dung cần thiết của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 97 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, văn bản thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm các nội dung chủ yếu như sau:
- Họ, tên người vi phạm;
- Lý do lập hồ sơ đề nghị;
- Quyền đọc, ghi chép những nội dung cần thiết trong hồ sơ của người nhận được thông báo; địa điểm, thời hạn đọc, ghi chép;
- Quyền phát biểu ý kiến về hồ sơ đề nghị tại cuộc họp tư vấn.
Những người nào được mời tham dự cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn?
Tại Điều 22 Nghị định 120/2021/NĐ-CP có quy định về cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn như sau:
Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức và chủ trì cuộc họp tư vấn để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp.
2. Thành phần tham gia cuộc họp tư vấn gồm có:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trưởng Công an cấp xã;
c) Công chức tư pháp – hộ tịch;
d) Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan, đại diện dân cư ở cơ sở;
đ) Trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp là người chưa thành niên, thì ngoài những thành phần quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này, phải có sự tham gia của công chức văn hóa – xã hội, cộng tác viên công tác xã hội hoặc cộng tác viên trẻ em (nếu có); đại diện nhà trường (nếu có); đối với người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định đang ở tại cơ sở bảo trợ xã hội, thì phải có đại diện của cơ sở đó;
e) Trường hợp cần thiết, có thể mời đại diện tổ hòa giải, cơ quan Công an nơi đã chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tham dự.
3. Những người được mời tham dự cuộc họp tư vấn:
a) Người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên;
c) Người bị hại (nếu có);
d) Người đại diện hợp pháp tham gia bảo vệ quyền, lợi ích của đối tượng (nếu có).
4. Việc mời những người quy định tại khoản 3 Điều này tham gia cuộc họp được thể hiện bằng văn bản và phải được gửi trước khi tổ chức cuộc họp ít nhất là 03 ngày làm việc.
Như vậy, những người được mời tham dự cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn bao gồm:
- Người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
- Cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên;
- Người bị hại (nếu có);
- Người đại diện hợp pháp tham gia bảo vệ quyền, lợi ích của đối tượng (nếu có).
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Hồ sơ vay vốn đối với người lao động đi nước ngoài năm 2023
- Hồ sơ sát hạch lái xe năm 2023 bao gồm gì?
- Hồ sơ đăng ký sử dụng tác phẩm âm nhạc năm 2023
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã năm 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Làm sổ đỏ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điểm a khoản 7 Điều 17 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã với người chưa thành niên và không có nơi cư trú ổn định như sau:
Xác minh nơi cư trú và chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
7. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi thực hiện xong việc xác minh nơi cư trú và hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, đối với đối tượng không có nơi cư trú ổn định là người chưa thành niên, người từ đủ 18 tuổi trở lên quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 Nghị định này, mà không xác minh được nơi cư trú, thì người có thẩm quyền lập hồ sơ xử lý như sau:
a) Đối với đối tượng là người chưa thành niên, Trưởng Công an cấp xã nơi đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh đang thụ lý vụ việc chuyển đối tượng và bản sao hồ sơ đến cơ sở bảo trợ xã hội theo danh mục do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; đồng thời, chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cơ sở bảo trợ xã hội đó đóng trụ sở, để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
Khoản 1 Điều 15 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về các thông tin và tài liệu được sử dụng để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã như sau:
Thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm:
a) Thông tin, tài liệu về hành vi vi phạm;
b) Tài liệu về việc xác định độ tuổi;
c) Tài liệu về việc xác minh nơi cư trú;
d) Tài liệu về kết quả xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể hoặc kết quả xác định tình trạng nghiện đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 Nghị định này;
đ) Thông tin và tài liệu khác có liên quan (nếu có).