Chào Luật sư, theo như tôi được biết tại Việt Nam hiện nay chưa có một tổ chức tôn giáo nào liên quan đến Mật tông chính vì thế với lòng yêu quý và tôn kinh tôn giáo này tôi muốn làm một bộ hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo Mật tông tại Việt Nam. Chính vì thế, Luật sư có thể cho tôi hỏi hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo mới năm 2023 như thế nào được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo mới năm 2023 LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 21 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định về điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo như sau:
Tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được công nhận là tổ chức tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;
– Có hiến chương theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
– Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
– Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương;
– Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
– Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo mới năm 2023
Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo như sau:
Hồ sơ đề nghị gồm:
– Văn bản đề nghị nêu rõ tên tổ chức đề nghị công nhận, tên giao dịch quốc tế (nếu có); tên tôn giáo; họ và tên người đại diện tổ chức; số lượng tín đồ, địa bàn hoạt động của tổ chức tại thời điểm đề nghị; cơ cấu tổ chức, trụ sở của tổ chức;
– Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức từ khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;
– Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức;
– Bản tóm tắt giáo lý, giáo luật, lễ nghi;
– Hiến chương của tổ chức;
– Bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức;
– Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.
Thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo tại Việt Nam
Theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo như sau:
Thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận tổ chức tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không công nhận phải nêu rõ lý do;
– Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương quyết định công nhận tổ chức tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không công nhận phải nêu rõ lý do.
Đơn đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo mới năm 2023
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
….(1)…., ngày……. tháng…… năm…..
ĐỀ NGHỊ
Công nhận tổ chức tôn giáo
Kính gửi: ……..(2)…….
Tên tổ chức đề nghị (chữ in hoa): ……………………………………..(3)…………………………
Đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo với các nội dung sau:
Tên tổ chức tôn giáo (chữ in hoa): …………………………………………………………………………
Tên giao dịch quốc tế (nếu có): ……………………………………………………………………………..
Trụ sở của tổ chức: ……………………………………………………………………………………………..
Thuộc tôn giáo: …………………………………………………………………………………………………..
Người đại diện:
Họ và tên: …………………………………………. Năm sinh:………………………………………………..
Tên gọi trong tôn giáo (nếu có): …………………………………………………………………………….
Chức vụ, phẩm vị (nếu có): ……………………………………………………………………………………
Số CMND/Số hộ chiếu/Số định danh cá nhân: …………………………………………………………
Ngày cấp:……………….. Nơi cấp:………………………………………………………………………………
Nơi cư trú: …………………………………………………………………………………………………………..
Số lượng tín đồ: …………………………………………………………………………………………………..
Địa bàn hoạt động của tổ chức tại thời điểm đề nghị: ……………………………………………….
Cơ cấu tổ chức: ……………………………………………………………………………………………………
Văn bản kèm theo gồm: Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức từ khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức; bản tóm tắt giáo lý, giáo luật, lễ nghi; hiến chương của tổ chức; bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức; giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.
TM. TỔ CHỨC (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ) |
(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức.
(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.
(3) Tên tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ LSX
Vấn đề “Hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo mới năm 2023“ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. LSX luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Mẫu hợp đồng chuyển giao công nghệ mới nhất, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
– Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
Tổ chức sau khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được thực hiện các hoạt động sau đây:
– Tổ chức các cuộc lễ tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo, giảng đạo, bồi dưỡng giáo lý;
– Bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc;
– Sửa chữa, cải tạo trụ sở;
– Tham gia hoạt động từ thiện, nhân đạo;
– Tổ chức đại hội thông qua hiến chương.
Khi thực hiện hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Tổ chức tôn giáo khi thay đổi trụ sở phải được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở mới và phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật này.
– Tổ chức tôn giáo trực thuộc khi thay đổi trụ sở phải được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở mới và thông báo bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật này.