Việc mua bán bảo hiểm hiện nay không còn quá mới lạ đối với mỗi cá nhân. Nhất là với những cá nhân trong độ tuổi lao động, sẽ có những loại bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm lao động, bảo hiểm tai nạn,… Tuy vậy, khái niệm hoạt động môi giới bảo hiểm không phải ai cũng nắm rõ tính chất của nó. Sau đây, Luật sư X mời bạn cùng đón đọc bài viết “Hoạt động môi giới bảo hiểm là gì theo quy định 2023” để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề trên nhé!
Căn cứ pháp lý:
- Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022
Môi giới bảo hiểm và hoạt động môi giới bảo hiểm là gì?
Môi giới bảo hiểm là một tổ chức trung gian giữa doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng. Môi giới bảo hiểm là người đại diện cho người tham gia bảo hiểm hoặc các pháp nhân kinh doanh muốn tham gia bảo hiểm cho doanh nghiệp. Tổ chức này được ủy quyền để:
- Tư vấn cho khách hàng để lựa chọn các sản phẩm bảo hiểm phù hợp, chi phí thấp và quyền lợi tốt nhất giữa các đơn vị kinh doanh bảo hiểm khác nhau đang hoạt động.
- Thiết kế chương trình bảo hiểm phù hợp nhất dành cho khách hàng.
- Sắp xếp và tiến hành để khách hàng ký kết hợp đồng với doanh nghiệp bảo hiểm.
- Hỗ trợ cho tổ chức hoặc cá nhân tham gia bảo hiểm trong việc yêu cầu bồi thường tổn thất với các doanh nghiệp bảo hiểm trong suốt thời hạn hợp đồng bảo hiểm.
- Tổ chức môi giới bảo hiểm sẽ nhận được % hoa hồng từ đơn vị kinh doanh bảo hiểm.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 giải thích kinh doanh bảo hiểm như sau:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và các hoạt động có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
2. Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
…
6. Hoạt động môi giới bảo hiểm là hoạt động cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về loại hình bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, chương trình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam; các hoạt động liên quan đến việc đàm phán, thu xếp giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm.”
Đặc điểm của môi giới bảo hiểm
Môi giới bảo hiểm có các đặc điểm như sau:
- Môi giới bảo hiểm được uỷ quyền bởi khách hàng và hành động vì quyền lợi khách hàng. Nên doanh nghiệp bảo hiểm không được liên lạc trực tiếp với khách hàng khi không có sự nhất trí của môi giới.
- Về lý thuyết người môi giới sau khi nghiên cứu nhu cầu của khách hàng sẽ tìm kiếm doanh nghiệp bảo hiểm có thể đáp ứng nhu cầu tốt nhất với chi phí thấp nhất. Thực tế môi giới thường lựa chọn trên thị trường một doanh nghiệp có nhiều ưu đãi, sau đó giới thiệu cho khách hàng.
- Môi giới bảo hiểm làm cho cung và cầu về sản phẩm bảo hiểm được kết nối với nhau đồng thời góp phần làm tăng uy tín của sản phẩm và doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên, khi chọn cách phân phối này doanh nghiệp bảo hiểm cần tính đến các ưu đãi cho môi giới như thù lao, đào tạo…
Quy định về hoa hồng môi giới bảo hiểm
Căn cứ vào Điều 8 Thông tư số 50/2017/TT-BTC, hoa hồng môi giới bảo hiểm được quy định với các điểm sau:
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm từ phí bảo hiểm.
- Tỷ lệ hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc và việc thanh toán hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc được xác định trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Khi bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm thanh toán hoa hồng môi giới bảo hiểm từ phí bảo hiểm thu được theo thời hạn đã thỏa thuận nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được phí bảo hiểm.
- Trong mọi trường hợp, hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc không được vượt quá 15% phí bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thực tế thu được của mỗi nghiệp vụ bảo hiểm thuộc từng hợp đồng bảo hiểm thu xếp qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
- Hoa hồng môi giới tái bảo hiểm được thực hiện theo thỏa thuận của các bên đảm bảo tuân thủ thông lệ quốc tế.
Nguyên tắc hoạt động môi giới bảo hiểm
Căn cứ theo Điều Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 quy định cụ thể về nguyên tắc hoạt động như sau:
“Điều 132. Nguyên tắc hoạt động môi giới bảo hiểm
- Trung thực, khách quan, minh bạch; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.
- Tuân theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp do tổ chức xã hội – nghề nghiệp ban hành.
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thỏa thuận bằng văn bản với khách hàng khi thực hiện cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm.”
Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Căn cứ theo Điều 133 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 quy định cụ thể về điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanhh nghiệp môi giới bảo hiểm như sau:
“Điều 133. Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
1. Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn thành lập bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Tổ chức có tư cách pháp nhân, đang hoạt động hợp pháp và đáp ứng các điều kiện về tài chính theo quy định của Chính phủ.
2. Điều kiện về vốn bao gồm:
a) Vốn điều lệ được góp bằng Đồng Việt Nam và không thấp hơn mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ;
b) Cổ đông, thành viên góp vốn không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn.
3. Điều kiện về nhân sự: có Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật dự kiến đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản lý, kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ theo quy định tại Điều 138 của Luật này.
4. Có hình thức tổ chức hoạt động theo quy định của Luật này và có dự thảo điều lệ phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp.
5. Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài đang trực tiếp thực hiện hoặc có công ty con thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm trong 05 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
b) Được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam và xác nhận không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về môi giới bảo hiểm của nước nơi tổ chức đặt trụ sở chính trong 03 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động.”
Khuyến nghị:
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề hợp đồng bảo hiểm, đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mở chi nhánh công ty khác tỉnh như thế nào?
- Chồng thua cá cược bóng đá, vợ có phải trả tiền thay
- Chuyển khẩu về nhà chồng cần những giấy tờ gì?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Hoạt động môi giới bảo hiểm là gì theo quy định 2023” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến thủ tục hải quan hàng nhập khẩu, Luật sư X cùng luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp:
– Ngăn cản bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.
– Khuyến mại khách hàng dưới hình thức hứa hẹn cung cấp các quyền lợi bất hợp pháp để xúi giục khách hàng giao kết hợp đồng bảo hiểm.
– Xúi giục bên mua bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm hiện có để mua hợp đồng bảo hiểm mới.
– Tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm tại một doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài với các điều kiện, điều khoản kém cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài khác nhằm thu được hoa hồng môi giới cao hơn.
– Cung cấp cho khách hàng thông tin sai lệch, không phù hợp nội dung điều kiện, điều khoản bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm.
– Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm: 4 tỷ đồng Việt Nam;
– Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 8 tỷ đồng Việt Nam.