Học sinh bán thuốc lá điện tử bị xử lý như thế nào quy định 2023?

bởi Trà Ly
Học sinh bán thuốc lá điện tử bị xử lý như thế nào quy định 2023?

Thời gian qua, có không ít học sinh tìm hiểu, mua bán và sử dụng thuốc lá điện tử trong trường học. Đây là một vấn đề đau đầu của nhà trường vì số lượng học sinh mua bán và sử dụng thuốc lá điện tử ngày nhiều. Việc học sinh sử dụng thuốc lá điện tử sẽ bị xử lý theo quy định nếu như bị phát hiện. Nhiều học sinh vẫn thực hiện mua bán thuốc lá điện tử mà không lường trước được hậu quả. Vậy, Học sinh bán thuốc lá điện tử bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Học sinh có được bán thuốc lá điện tử?

Tại Điều 37 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về các hành vi học sinh không được làm:

Điều 37. Các hành vi học sinh không được làm

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

3. Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

4. Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

5. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

6. Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

7. Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, theo quy định trên thì học sinh không được mua bán, sử dụng thuốc lá kể cả đó là thuốc lá điện tử. Việc mua bán, sử dụng có thể bị xử lý theo quy chế của nhà trường. 

Học sinh bán thuốc lá điện tử bị xử lý như thế nào?

Căn cứ vào Khoản 9 Điều 6 Luật Trẻ em 2016 quy định về những hành vi bị cấm như sau:

Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.

Căn cứ quy định tại Điều 26 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về vi phạm quy định về bán, cung cấp thuốc lá được quy định như sau:

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi tại điểm bán của đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá.

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Trưng bày quá một bao hoặc một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá tại đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá;

+ Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi;

+ Bán, cung cấp thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật. Trường hợp bán thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá là thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thì thực hiện xử phạt theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

– Hình thức xử phạt bổ sung: đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

– Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thu hồi và loại bỏ yếu tố vi phạm đối với thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này. Trường hợp không loại bỏ được yếu tố vi phạm thì buộc tiêu hủy.

Theo đó, Người bán thuốc lá điện tử cho học sinh có thể sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, còn đối với tổ chức thì mức phạt tiền sẽ gấp đôi theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

Học sinh bán thuốc lá điện tử bị xử lý như thế nào quy định 2023?
Học sinh bán thuốc lá điện tử bị xử lý như thế nào quy định 2023?

Căn cứ khoản 3 Điều 37 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về các hành vi học sinh không được làm bao gồm:

+ Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

Tại Khoản 2 Điều 38 Điều lệ này có quy định học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:

+ Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.

+ Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

+ Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Như vậy, Học sinh bán thuốc lá điện tử bị xử lý như quy định trên.

Kinh doanh thuốc lá điện tử mà không có giấy phép sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 26 Nghị định 67/2013/NĐ-CP, khoản 4 Điều 2 Nghị định 106/2017/NĐ-CP, khoản 13 Điều 4 Nghị định 08/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 106/2017/NĐ-CP, khoản 7 Điều 3 Nghị định 08/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá như sau:

3. Điều kiện cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá:

a) Thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012

d) Có văn bản giới thiệu của các thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh”

Căn cứ vào điểm a khoản 3, khoản 5, khoản 7 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh như sau:

Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định

5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này đối với đối tượng hoạt động sản xuất rượu công nghiệp; chế biến, mua bán nguyên liệu thuốc lá; sản xuất sản phẩm thuốc lá; kinh doanh phân phối, bán buôn rượu hoặc sản phẩm thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại giấy phép kinh doanh bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, 3, 4 Điều này.

Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) về mức phạt tiền như sau:

4. Mức phạt tiền:

b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

Theo quy định trên, thuốc lá điện tử là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và được phép kinh doanh tại Việt Nam. Người kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh thì mới được phép buôn bán hoặc bán lẻ sản phẩm thuốc lá điện tử.

Hành vi kinh doanh thuốc lá điện tử mà không có giấy phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân, và từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức. Ngoài ra, người vi phạm bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định.

Thông tin liên hệ

LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Học sinh bán thuốc lá điện tử bị xử lý như thế nào quy định 2023?”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến kết hôn với người Đài Loan. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Sử dụng người dưới 18 tuổi trông coi cửa hàng để bán thuốc lá sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 23 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi bán thuốc lá.
Theo đó, sử dụng người dưới 18 tuổi để bán thuốc lá sẽ bị xử phạt từ 1 – 2 triệu đồng.

Người chưa đủ 18 tuổi hút thuốc lá sẽ bị xử phạt bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định khác về phòng, chống tác hại của thuốc lá như sau:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi có hành vi sử dụng thuốc lá.
Theo đó, người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi có hành vi sử dụng thuốc lá sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.

Hành vi quảng cáo thuốc lá điện tử sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?

Căn cứ điểm a khoản 1, khoản 3 Điều 33 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo như sau:
Điều 33. Vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo thuốc lá;

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in có quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, điểm c khoản 4, điểm a khoản 5 và khoản 6 Điều 6; các điểm c, đ, e và g khoản 4 Điều 8; các khoản 1, 2 và 3 Điều 9; Điều 10; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Như vậy, hành vi quảng cáo thuốc lá điện tử sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với tổ chức.
Ngoài ra người vi phạm còn bị buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo đối với hành vi vi phạm.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm