Hợp đồng đặt cọc có cần phải công chứng hay không?

bởi Luật Sư X

Trong cuộc sống, có rất nhiều các giao dịch dân sự mà chúng ta áp dụng biện pháp bảo đảm là đặt cọc và biện pháp đó có thể được thiết lập thông qua một hợp đồng bằng văn bản. Vậy hợp đồng đặt cọc có cần phải công chứng hay không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Công chứng hợp đồng là gì?

Trước hết, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014 thì “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (hợp đồng, giao dịch); tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân; tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.

Bên cạnh đó; Điều 5 Luật công chứng 2014 cũng quy định về giá trị pháp lý của hợp đồng được công chứng như sau:

  • Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký; và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng;
  • Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng; giao dịch có thỏa thuận khác.
  • Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh; trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

Hợp đồng đặt cọc có cần phải công chứng hay không?

Trước hết, căn cứ theo quy định của Luật Công chứng 2014 thì hợp đồng phải công chứng theo hai trường hợp sau:

  • Theo thỏa thuận của hai bên;
  • Theo quy định của pháp luật phải công chứng.

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 328 Bộ Luật dân sự 2015 thì: “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”. Như vậy, có thể hiểu hợp đồng đặt cọc là một dạng hợp đồng “dự bị” để một thời gian sau sẽ thực hiện một giao dịch khác. Lúc này sẽ có các trường hợp sau có thể xảy ra theo quy định tại Khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015:

  • Trường hợp 1: Trường hợp hợp đồng được giao kết thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền
  • Trường hợp 2: Trường hợp bên đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng khi hết thời gian đặt cọc thì tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc.
  • Trường hợp 3: Trường hợp bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng khi hết thời gian đặt cọc thì bên nhận đặt cọc phải trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc và trả một số tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành; thì hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên; để bảo đảm tính pháp lý cũng như phòng ngừa trường hợp tranh chấp xảy ra; chúng ta nên thực hiện việc công chứng hợp đồng đặt cọc dựa trên sự thỏa thuận của hai bên.

Quyền và nghĩa vụ của bên đặt cọc

Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia một khoản tiền; hoặc kim khí quý; đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn; để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”

Căn cứ khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015; quyền và nghĩa vụ của các bên đặt cọc như sau:

– Nếu hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc; hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

– Nếu bên đặt cọc (bên có ý định mua) từ chối việc giao kết; thực hiện hợp đồng; thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết; thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc; và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của  Luật sư X về Hợp đồng đặt cọc có cần phải công chứng hay không?

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Công chứng là gì?

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc do cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Công chứng viên là gì?

Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 8 Luật Công chứng 2014, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng như: Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:

Văn bản công chứng có hiệu lực khi nào?

Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm