Đặt cọc được xem là một hình thức giao dịch khá phổ biến khi mà người dân họ chuẩn bị mua, bán một tài sản có giá trị nào đó. Đặt cọc nhằm mục đích để họ muốn đảm bảo giao kết hợp đồng dân sự hoặc nhằm thực hiện hợp đồng dân sự hoặc cũng có thể là đảm bảo cả hai. Hợp đồng đặt cọc là thỏa thuận của những bên có liên quan nhằm xác lập việc một bên giao cho bên còn lại một khoản tiền hoặc tài sản có giá trị giúp đảm bảo cho một hợp đồng, thỏa thuận này sẽ thực hiện. Hợp đồng đặt cọc lúc mới đầu nghe tưởng chừng rất đơn giản, nhưng thực tế cho thấy xung quanh hợp đồng này có rất nhiều những yếu tố nếu 2 bên không tìm hiểu kỹ rất dễ bị mắc sai lầm. Vậy khi vi phạm hợp đồng này thì mức bồi thường tiền cọc sẽ là bao nhiêu? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Hợp đồng đặt cọc quá hạn có phải bồi thường tiền cọc” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm hợp đồng đặt cọc
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định như sau:
“Điều 328. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.”
Như vậy, hợp đồng đặt cọc cũng chính là thỏa thuận giữa bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc về một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Mẫu Hợp đồng đặt cọc phổ biến
Hợp đồng đặt cọc quá hạn có phải bồi thường tiền cọc?
Tại khoản Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về biện pháp bảo đảm đặt cọc như sau:
“Điều 328. Đặt cọc
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 nếu một bên từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng đặt cọc thì sẽ phải trả lại tiền đặt cọc và một khoản tiền tương đương với tiền cọc. Trong trường hợp chậm giao kết hợp đồng do nguyên nhân khách quan có thể không được coi là từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng và không xác định là hành vi để yêu cầu trả lại tiền cọc hay trả lại một khoản tương đương với giá trị tiền cọc. Việc chậm thực hiện hợp đồng nếu không xác định là vi phạm cơ bản thì không được coi là căn cứ xác định việc từ chối thực hiện hợp đồng.
Như vậy, nếu xác định việc vi phạm hợp đồng là do lỗi của bên thứ ba và sau khi quá hạn, hai bên đã tiếp tục thỏa thuận ký kết hợp đồng, nếu nguyên nhân là do trực tiếp bên vi phạm gây ra thì sẽ phải tiến hành bồi thường một khoản tương đương với số tiền cọc. Còn nếu do nguyên nhân khách quan thì có thể không cần phải bồi thường.
Ngoài ra, trong những trường hợp cụ thể thì các bên cần phải đối chiếu thêm về các điều khoản hợp đồng đặt cọc giữa các bên về điều kiện chấm dứt hợp đồng và bồi thường tài sản đặt cọc.
Hiệu lực của hợp đồng đặt cọc
Hợp đồng đặt cọc là một giao dịch dân sự, chính vì vậy, việc đặt cọc chỉ có hiệu lực khi mà có đủ các điều kiện quy định tại Điều 117 Bộ Luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:
“Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”
– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, có năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự (hợp đồng đặt cọc) được xác lập;
– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự (hợp đồng đặt cọc) không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Tại khoản 2 của Điều này có quy định rằng hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Như vậy, ngoài các quy định trên thì quy định về hình thức của giao dịch dân sự cũng là một trong những điều kiện bắt buộc phải tuân thủ đối với những giao dịch dân sự luật có quy định.
Hình thức giao dịch dân sự gồm có:
– Giao dịch bằng lời nói;
– Giao dịch bằng văn bản;
– Giao dịch bằng hành vi cụ thể;
– Giao dịch được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký.
Tuy nhiên, trong các điều khoản của Bộ Luật Dân sự 2015 và những luật khác có liên quan thì không có một điều khoản nào quy định hợp đồng đặt cọc sẽ phải tuân thủ theo một hình thức giao dịch nhất định, vì thế hợp đồng đặt cọc sẽ không nhất thiết phải tuân thủ theo một hình thức giao dịch nhất định nào đó.
Nhưng trên thực tế, để đảm bảo hơn về tính pháp lý cũng như khiến cho các bên đều an tâm về giao dịch thì khi thực hiện đặt cọc để đảm bảo giao kết, thực hiện hợp đồng, các bên nên có “giấy trắng mực đen” rõ ràng.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Hướng dẫn viết mẫu hợp đồng đặt cọc nhà đất năm 2022
- Có bắt buộc phải đặt cọc khi thuê nhà hay không?
- Xác định lỗi trong hợp đồng đặt cọc
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Hợp đồng đặt cọc quá hạn có phải bồi thường tiền cọc” hoặc các dịch vụ khác như là kết hôn với người nước ngoài. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thực tế nhiều trường hợp không thỏa thuận thời hạn đặt cọc hoặc có thỏa thuận bằng lời nói nên không chứng minh được dẫn tới tình trạng nếu một trong các bên không giao kết, thực hiện hợp đồng như: Bên có nhà đất muốn ký và hoàn tất việc chuyển nhượng nhưng bên mua không thực hiện hoặc giá đất tăng muốn chuyển nhượng cho người khác nhưng sợ bị phạt cọc,…
Khi rơi vào trường hợp này người nhận đặt cọc thường không biết cách xử lý theo đúng quy định hoặc chấp nhận bị phạt cọc để chuyển nhượng cho người khác vì cần tiền gấp.
Mặt khác, Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ quy định đặt cọc “trong một thời hạn” để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng, không quy định thời hạn cụ thể vì nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên nên nhiều người cũng không biết cách xử lý.
Cách 1: Gửi thông báo cho bên có nghĩa vụ (thường áp dụng cách này)
Khi hợp đồng đặt cọc không ghi thời hạn mà bên đặt cọc không giao kết, thực hiện hợp đồng chuyển nhượng thì bên nhận đặt cọc có quyền chuyển nhượng cho người khác nhưng phải báo trước cho bên đặt cọc biết trước với một khoảng thời gian hợp lý (căn cứ khoản 3 Điều 278 Bộ luật Dân sự 2015 và nguyên tắc thiện chí của pháp luật dân sự).
– Việc thông báo cho bên đặt cọc theo một trong hai phương thức như sau:
+ Gửi qua đường bưu điện để bảo đảm có hồi báo, có ngày gửi theo dấu của bưu điện.
+ Thuê thừa phát lại lập vi bằng về việc gửi thông báo đề nghị (nên sử dụng phương thức này).
– Nội dung thông báo: Tùy trường hợp cụ thể mà thông báo có nội dung khác nhau.
Ví dụ về nội dung chính của thông báo: “ngày…tháng….năm…. hai bên ký hợp đồng đặt cọc nhưng đã qua…. tháng mà bên (tên người đặt cọc) không ký hợp đồng chuyển nhượng nên tôi gửi thông báo này đề nghị (tên người đặt cọc) tới UBND cấp xã nơi có nhà đất hoặc phòng/văn phòng công chứng lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nếu sau…. tháng (ngày) kể từ ngày nhận được thông báo này mà không thực hiện nghĩa vụ tôi sẽ chuyển nhượng cho người khác và trả lại số tiền đặt cọc”.
Lưu ý 1: Pháp luật không có quy định về thời hạn báo trước, đây là một khoảng thời gian hợp lý (có thể là một tháng hoặc ít hơn).
Nếu quá thời hạn kể từ ngày nhận được thông báo của người nhận đặt cọc đưa ra mà bên đặt cọc không ký kết hợp đồng hoặc không trả lời thì được xem là từ chối giao kết hợp đồng chuyển nhượng; trường hợp bên đặt cọc có văn bản trả lời và đề nghị một thời hạn khác thì bên nhận đặt cọc nên xem xét chấp nhận đề nghị đó, nếu quá thời hạn này thì được xem là từ chối việc giao kết hợp đồng, khi đó người nhận đặt cọc có quyền chuyển nhượng cho người khác và không bị phạt cọc.
Lưu ý 2: Để hạn chế tối đa việc bên đặt cọc khởi kiện yêu cầu phạt cọc người nhận đặt cọc phải xác lập chứng cứ để bảo vệ mình như gửi thông báo qua bưu điện, thuê thừa phát lại lập vi bằng hoặc gửi thông báo trực tiếp cho bên đặt cọc, nói rõ yêu cầu và có người làm chứng.
Cách 2: Khởi kiện tại Tòa án
Căn cứ thẩm quyền theo loại việc của Tòa án quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, mặc dù bên nhận đặt cọc đã thông tin cho bên đặt cọc biết để ký và hoàn tất việc chuyển nhượng trong một khoảng thời gian hợp lý nhưng bên đặt cọc không trả lời hoặc đề nghị thời gian khác nhưng không có lý do chính đáng dẫn tới việc hai bên có tranh chấp thì bên nhận đặt cọc có thể khởi kiện tại Tòa án.
Khi hợp đồng đặt cọc quá hạn mà các bên không thoả thuận được với nhau về vấn đề đẩy lùi thời gian để giao kết hợp đồng hoặc cả hai bên thống nhất không giao kết hợp đồng nữa thì có các cách giải quyết sau nhằm tránh trường hợp có tranh chấp không đáng có sau này:
Cách 1: hai bên ký kết với nhau một văn bản thoả thuận về vấn đề cả hai bên đã nhất trí với nhau không thực hiện giao kết hợp đồng nữa.
Cách 2: Khởi kiện ra toà án
Nếu như các bên có tranh chấp về hợp đồng đặt cọc (ví dụ như bên có lỗi khiến cho hợp đồng không thể giao kết nhưng lại không tuân theo đúng nghĩa vụ phạt cọc của mình,….) thì bên đối phương hoàn toàn có quyền khởi kiện ra toà án dân sự có thẩm quyền để giải quyết vụ việc này.