Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

bởi Thanh Loan
Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Đa số các khách hàng gặp khó khăn trong việc giao kết hợp đồng đầu tư vốn khi thực hiện thủ tục đầu tư vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Việc lập mẫu họp đồng này sao cho chặt chẽ và đảm bảo quyền lợi của hai bên là khôgn hề dễ dàng. Hiểu được điều đó Công ty Luật sư X mong muốn đưa ra mẫu hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mới năm 2022 nhằm giúp quý khách hàng giải quyết vướng mắc một cách nhanh chóng và toàn diện hơn. Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thêm.

Căn cứ pháp lý

Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất là gì?

Đây là mẫu văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên. Trong đó, một bên sẽ góp phần vốn của mình bằng quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác theo quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai.

Các quy định về hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất

a. Nội dung của hợp đồng

Điều 728 Bộ luật dân sự quy định:

Hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất bao gồm các nội dung sau đây: 

1. Tên, địa chỉ của các bên; 

2. Quyền, nghĩa vụ của các bên; 

3. Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất; 

4. Thời hạn sử dụng đất còn lại của bên góp vốn;

5. Thời hạn góp vốn; 

6. Giá trị quyền sử dụng đất góp vốn; 

7. Quyền của người thứ ba đối với đất được góp vốn; 

8. Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.

b. Quyền và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng

Bên góp vốn:

Điều 729 Bộ luật dân sự quy định về nghĩa vụ:

Bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây: 

1. Giao đất đúng thời hạn, đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận trong hợp đồng; 

2. Đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 730 Bộ luật dân sự quy định về quyền:

Bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất có các quyền sau đây:    

1. Được hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; 

2. Được chuyển nhượng, để thừa kế phần góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;

3. Được nhận lại quyền sử dụng đất đã góp vốn theo thỏa thuận hoặc khi thời hạn góp vốn đã hết;

4. Huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên nhận góp vốn không thực hiện việc thanh toán phần lợi nhuận đúng thời hạn hoặc thanh toán không đầy đủ.

Bên nhận góp vốn:

Điều 731 Bộ luật dân sự quy định về nghĩa vụ:

Bên nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây: 

1. Thanh toán phần lợi nhuận cho bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất đúng thời hạn, đúng phương thức đã thoả thuận trong hợp đồng; 

2. Bảo đảm quyền của người thứ ba đối với đất được góp vốn; 

3. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 732 Bộ luật dân sự quy định về quyền:

1. Yêu cầu bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất giao đất đủ diện tích, đúng thời hạn, hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận trong hợp đồng; 

2. Được sử dụng đất theo đúng mục đích, đúng thời hạn; 

3. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp bên nhận góp vốn là pháp nhân, trừ trường hợp góp vốn trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Về trình tự, thủ tục góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2014 thì khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Bước 1: Định giá tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất (Điều 37 Luật doanh nghiệp 2014)

Tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất phải được các thành viên công ty định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên công ty chấp thuận. Việc định giá phải được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

Bước 2: Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất cho công ty

  1. Lập Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất
  2. Công chứng, chứng thực Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất bắt buộc phải công chứng theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013.

Bước 3. Đăng ký biến động:

  • Hồ sơ đăng ký biến động(khoản 2 điều 9 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về hồ sơ địa chính và khoản 2 Điều 7 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017):
  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (theo Mẫu số 09/ĐK)
  • Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp

Nộp tại cơ quan có thẩm quyền: Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất

Trình tự thực hiện: (Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)

  • Nộp 1 bộ hồ sơ đăng ký biến động cho cơ quan có thẩm quyền
  • Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật
  • Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận
  • Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp.
  • Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của công ty nhận góp vốn.

Tải xuống hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Hướng dẫn cách điền thông tin hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Khi kê khai thông tin trong hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Về thông tin nhân thân của bên góp vốn và bên nhận góp vốn:

  • Ông/Bà: Ghi đầy đủ họ tên theo Chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh bằng chữ in hoa, có dấu.
  • Sinh ngày: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho tháng sinh và 04 chữ số cho năm sinh.
  • Chứng minh nhân dân số: Ghi theo thông tin trên Chứng minh nhân dân được cấp bởi Cơ quan Công an.
  • Địa chỉ thường trú: Ghi theo thông tin trên sổ hộ khẩu, trong trường hợp thay đổi thường trú phải ghi theo địa chỉ thường trú đã thay đổi.
  • Số điện thoại: Ghi theo số điện thoại đang dùng gần nhất để tiện lợi trong quá trình liên lạc.

Về thông tin về thửa đất góp vốn

  • “Thửa đất số”, “Tờ bản đồ số”, “Địa chỉ thửa đất”, “Hình thức sử dụng”, “Mục đích sử dụng”, “Thời hạn sử dụng”, “Nguồn gốc sử dụng”, “Những hạn chế về quyền sử dụng đất (nếu có)”: Điền các thông tin tương ứng vào hợp đồng dựa trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • “Diện tích”: Ghi rõ diện tích đất mà bên góp vốn cho bên nhận góp vốn.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất “. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến dịch vụ kết hôn với người Đài Loan… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102… để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện góp vốn bằng đất và tài sản gắn liền với đất là gì?

Bạn được phép góp quyền sử dụng đất đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Đất không có tranh chấp;
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
Trong thời hạn sử dụng đất.

Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất có cần công chứng, chứng thực không?

Tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất. Theo đó, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng, chứng thực.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Nghị định 43/2014 có quy định về hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất như sau:
Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên.
Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư.
Tóm lại, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải được công chứng, chứng thực tại các Tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm