Tổng thống Donald Trump từng chia sẻ rằng: “Tôi khuyên các bạn nên có bản hợp đồng tiền hôn nhân, đó không phải là việc bạn có tin tưởng vào người bạn đời của mình hay không. Mà đơn giản đó chỉ là việc tránh những cái rắc rối về sau”. Hợp đồng hôn nhân là việc thể hiện thỏa thuận giữa hai bên về những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Tuy nhiên thì hợp đồng này có hợp pháp hay không? Quy định như thế nào? Dưới đây là nội dung mà Luật sư X sẽ làm rõ về vấn đề trên!
Căn cứ pháp lý:
Hợp đồng hôn nhân hợp pháp hay không?
Hợp đồng hôn nhân; Hợp đồng tiền hôn nhân hoặc hôn ước; đều là tên gọi nhằm để chỉ những thỏa thuận của hai người về những vấn đề liên quan xoay quanh đời sống hôn nhân. Ở nhiều nơi trên thế giới; nhất là tại các nước tiến bộ; việc các cặp đôi thiết lập hợp đồng hôn nhân trước khi kết hôn trở nên phổ biến. Thậm chí ở nhiều nơi, họ quan niệm chính việc kết hôn là một hơp đồng.
Ở Việt Nam, mặc dù hợp đồng hôn nhân còn khá lạ lẫm với nhiều người. Nhưng ít ai biết rằng; pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam đã có quy định cụ thể; tạo hành lang pháp lý giúp cho các cặp đôi thiết lập hợp đồng hôn nhân. Cụ thể, tại Điều 47 Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 quy định như sau:
“Điều 47. Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.”
Với quy định trên; pháp luật Việt Nam cho phép các cặp đôi được thỏa thuận với nhau những vấn đề về tài sản giữa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Theo khoản 1 Điều 48 thì vấn đề tài sản trong thời kỳ hôn nhân bao gồm:
– Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;
– Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;
– Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;
– Nội dung khác có liên quan.
Như vậy; mặc dù Luật Hôn nhân và Gia đình không hề quy định rõ ràng về hợp đồng hôn nhân. Tuy nhiên, xét về bản chất; khi các cặp đôi thỏa thuận với nhau về chế độ tài sản thì cũng tương đương với việc giao kết một hợp đồng. Bởi lẽ, đó đều là việc 2 người đồng thuận trao cho nhau những quyền và nhận về những nghĩa vụ để thực hiện một công việc hợp pháp; mà cụ thể ở đây chính là trở thành vợ chồng của nhau.
Chính vì vậy; việc lập hợp đồng hôn nhân với nội dung bao gồm những thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là hoàn toàn hợp pháp. Cần lưu ý rằng; pháp luật Việt Nam chưa cho phép các cặp đôi được thỏa thuận với nhau về những vấn đề còn lại của đời sống hôn nhân như vấn đề con cái hoặc các vấn đề hộ tịch khác. Bởi lẽ, việc thỏa thuận những vấn đề này có thể làm phát sinh những loại tội phạm về buôn người, rửa tiền, trốn thuế hay nhập cư trái phép.
Hiệu lực của hợp đồng hôn nhân
Theo quy định tại Điều 47; hợp đồng hôn nhân chỉ có hiệu lực khi 2 những thỏa thuận được lập thành văn bản; và được công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền. Hợp đồng hôn nhân sẽ phải được lập trước; và chính thức có hiệu lực kể từ thời điểm 2 vợ chồng ký vào giấy đăng ký kết hôn. Và trong tương lai, nếu trong trường hợp 2 người ly hôn; thì những thỏa thuận này cũng chấm dứt và là căn cứ để giải quyết ly hôn.
Lợi ích của hợp đồng hôn nhân
Phân định tài sản
Hợp đồng hôn nhân được thiết lập nhằm phân định rõ ràng tài sản nào là tài sản riêng của từng người; tài sản nào là tài sản mà cả hai góp làm tài sản chung. Hoặc cả vợ và chồng sẽ dành ra cụ thể bao nhiêu tiền hàng tháng để lo cho cuộc sống chung của gia đình. Số còn lại sẽ được người nắm giữ độc lập quản lý và phát triển. Hợp đồng hôn nhân sẽ rất có ích với những cặp vợ chồng có nguồn thu nhập, tài chính ổn định và hiện đại trong tư duy. Đồng thời, nó cũng rất phù hợp với những trường hợp được thừa kế, được tặng cho tài sản; mà người nhận muốn giữ làm tài sản riêng.
Giảm thiểu những tranh cãi, mâu thuẫn về tiền bạc
Tiền bạc là nguyên nhân chủ yếu của nhiều cuộc cãi vã, mâu thuẫn trong đời sống hôn nhân. Vì vậy, hợp đồng hôn nhân với những thỏa thuận rõ ràng về vấn đề tài sản; sẽ giúp các cặp đôi giảm thiểu tối đa những mâu thuẫn về tiền bạc trong suốt thời kỳ hôn nhân.
Giải quyết ly hôn nhanh chóng, tiết kiệm
Dù không ai muốn; nhưng nếu chẳng may trong trường hợp xấu nhất cuộc hôn nhân của hai người có đổ vỡ. Hợp đồng hôn nhân sẽ giúp cho quá trình giải quyết ly hôn diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và không gây thêm những tổn thất về mặt tinh thần cho cả 2 bên. Vấn đề tài sản là vấn đề lớn cần nhiều thời gian để thẩm định và phân chia nhất. Vì vậy, khi đã có những thỏa thuận rõ ràng; tòa án sẽ căn cứ vào hợp đồng hôn nhân để giải quyết vấn đề liên quan tới tài sản.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 47, hợp đồng hôn nhân chỉ có hiệu lực khi 2 những thỏa thuận được lập thành văn bản và được công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền. Hợp đồng hôn nhân sẽ phải được lập trước và chính thức có hiệu lực kể từ thời điểm 2 vợ chồng ký vào giấy đăng ký kết hôn. Và trong tương lai, nếu trong trường hợp 2 người ly hôn thì những thỏa thuận này cũng chấm dứt và là căn cứ để giải quyết ly hôn.
Hợp đồng hôn nhân sẽ giúp cho các cá nhân trong quan hệ hôn nhân có thể phân định tài sản rõ ràng hơn; giảm thiểu những tranh cãi, mâu thuẫn về tiền bạc; giải quyết ly hôn nhanh chóng, tiết kiệm.
Hợp đồng hôn nhân; Hợp đồng tiền hôn nhân hoặc hôn ước đều là tên gọi nhằm để chỉ những thỏa thuận của hai người về những vấn đề liên quan xoay quanh đời sống hôn nhân. Ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là tại các nước tiến bộ, việc các cặp đôi thiết lập hợp đồng hôn nhân trước khi kết hôn trở nên phổ biến. Thậm chí ở nhiều nơi, họ quan niệm chính việc kết hôn là một hơp đồng.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách; là mong muốn của Luật sư X.
Mong rằng bài viết hữu ích đối với độc giả!
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ: 0833102102
Xem thêm: Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định pháp luật