Các loại tài sản được quyền góp vốn thành lập công ty

bởi LinhTrang
các loại tài sản được quyền góp vốn

Một ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp tuyệt vời đến bao nhiêu cũng không thể thành công; nếu thiếu đi chất xúc tác quan trọng là vốn. Vốn vẫn được coi là nguồn sống, là huyết mạch các công ty; bất kể là công ty vừa và nhỏ cho tới những doanh nghiệp lớn hàng đầu. Đối với các start-up thì vốn lại càng quan trọng nữa.

Vì thế ngoài việc tự huy động nguồn lực của các cổ đông sáng lập. Thì các start-up còn phải đi kêu gọi đầu tư từ những nhà đầu tư khác. Tuy nhiên, giữa vô vàn các loại tài sản vật chất hữu hình và vô hình; thì loại tài sản nào được chấp thuận là tài sản góp vốn hợp pháp? Hãy cùng Luật sư X đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn

Là một công cụ quan trọng; để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp; nên các loại tài sản góp vốn được quy định phải là những loại tài sản có giá trị hoặc giá trị sử dụng. Cụ thể căn cứ theo Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về các loại tài sản mà tổ chức, cá nhân được quyền dùng để góp vốn vào doanh nghiệp như sau:

Điều 34. Tài sản góp vốn

1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật

Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc vàng.

Nhóm này bao gồm các tài sản góp vốn là các loại tiền tệ và vàng; trước kia cũng là một loại tiền tệ. Đây là loại tài sản; mà được thành viên/cổ đông của các doanh nghiệp lựa chọn để góp vốn nhiều nhất. Bởi vì việc góp vốn bằng các loại tài sản thuộc nhóm này mang tính tiện lợi, nhanh chóng; mà không phải thực hiện việc đăng ký, chuyển đổi quyền sở hữu; như những loại tài sản góp vốn còn lại.

Đối với ngoại tệ tự do chuyển đổi và vàng; thì khi góp vốn; các thành viên/cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp phải quy đổi và thể hiện thành Đồng Việt Nam. Căn cứ để quy đổi thường dựa trên tỷ giá hối đoái và giá vàng được niêm yết hàng ngày trên các sàn giao dịch.

Giá trị quyền sử dụng đất

Theo Điều 115 Bộ Luật dân sự 2015; thì giá trị quyền sử dụng đất được pháp luật công nhận là một quyền tài sản. Qua đó, Luật doanh nghiệp 2020 quy định rằng; cho phép các tổ chức cá nhân được quyền góp vốn vào doanh nghiệp bằng giá trị quyền sử dụng đất.

Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; chính là việc thành viên/cổ đông sáng lập sử dụng giá trị quyền sử dụng đất; mà thành viên/cổ đông đang nắm quyền để góp vốn tạo thành tài sản của doanh nghiệp. Sau khi góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; thì thành viên/cổ đông sáng lập đó không còn là chủ sở hữu quyền sử dụng đất đó nữa. Mà doanh nghiệp được người sử dụng đất góp vốn bằng quyền sử dụng đất; sẽ trở thành người sử dụng hợp pháp của miếng đất đó.

Đối với loại tài sản này trước khi tiến hành góp vốn; các thành viên/cổ đông sáng lập phải tiến hành định giá; hoặc thông qua tổ chức định giá chuyên nghiệp quy giá trị thành đồng Việt Nam. Sau đó, nếu giá trị quyền sử bằng với số vốn điều lệ mà thành viên/cổ đông đó đã đăng ký mua; thì các bên hoàn thành nghĩa vụ của mình.

Nếu giá trị quyền sử dụng đất sau khi định giá nhỏ hơn so với số vốn điều lệ mà thành viên/cổ đông đã đăng ký mua; thì thành viên/cổ đông đó phải góp bổ sung vốn cho phần thiếu hụt; để đảm bảo đủ số vốn đã đăng ký mua.

Trong trường hợp giá trị quyền sử dụng đất được định giá lớn hơn so với vốn điều lệ mà thành viên/cổ đông đăng ký mua; thì doanh nghiệp phải trả lại số tiền bằng phần chênh so với số vốn; mà thành viên/cổ đông đã đăng ký mua.

Giá trị quyền sở hữu trí tuệ

Tương tự như giá trị quyền sử dụng đất; quyền sở hữu trí tuệ cũng được pháp luật dân sự công nhận là một quyền tài sản và các cá nhân, tổ chức được cho phép dùng làm tài sản góp vốn vào doanh nghiệp.

Điều kiện để cá nhân, tổ chức có thể góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ; đó là họ phải là những người chủ sở hữu hợp pháp các quyền sở hữu trí tuệ đó. Đồng thời, quyền sở hữu trí tuệ được dùng để góp vốn không đang trong tình trạng bị tranh chấp; hoặc đang được dùng làm các tài sản bảo đảm trong một giao dịch khác.

Bên cạnh đó, việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ sẽ chỉ được áp dụng đối với quyền tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản của tác giả, chủ sở hữu các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Tức là đối với những quyền nhân thân không gắn với quyền tài sản như quyền được đứng tên trên tác phẩm, quyền công bố tác phẩm; thì sẽ không phải là đối tượng của việc góp vốn.

Ngoài ra, các loại quyền sở hữu trí tuệ khác được dùng để góp vốn như quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, nhãn hiệu, thiết kế bố trí, bí mật kinh doanh, tên thương mại, quyền đối với giống cây trồng,…

Cũng tương tự như đối với việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; khi cá nhân, tổ chức muốn góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ; thì phải thực hiện việc định giá và quy đổi thành Đồng Việt Nam. Việc định giá cũng phải được thực hiện bởi những người có thẩm quyền; và được sự chấp thuận của thành viên/cổ đông của công ty.

Các loại tài sản góp vốn khác

Với sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin trong thời đại 4.0 như hiện nay. Nên pháp luật cũng thể hiện tính linh hoạt; khi quy định cho phép cá nhân, tổ chức được góp vốn bằng những loại tài sản khác có thể kể tới như những công nghệ, bí quyết kinh doanh, hoặc những loại tài sản đặc biệt khác như mối quan hệ, tập khách hàng sẵn có, hoặc các sự giúp đỡ khác,….

Miễn sao những loại tài sản này được các thành viên/cổ đông của công ty chấp thuận và định giá một cách tương xứng thì hoàn toàn có thể được coi là một loại tài sản góp vốn hợp pháp.

Câu hỏi thường gặp

Tài sản góp vốn để thành lập công ty bao gồm những loại nào?

Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất nghĩa là như thế nào?

Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất chính là việc thành viên/cổ đông sáng lập sử dụng giá trị quyền sử dụng đất mà thành viên/cổ đông đang nắm quyền để góp vốn tạo thành tài sản của doanh nghiệp. Sau khi góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất thì thành viên/cổ đông sáng lập đó không còn là chủ sở hữu quyền sử dụng đất đó nữa. Mà doanh nghiệp được người sử dụng đất góp vốn bằng quyền sử dụng đất sẽ trở thành người sử dụng hợp pháp của miếng đất đó.

Góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ chỉ được áp dụng khi nào?

Việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ sẽ chỉ được áp dụng đối với quyền tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản của tác giả, chủ sở hữu các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Tức là đối với những quyền nhân thân không gắn với quyền tài sản như quyền được đứng tên trên tác phẩm, quyền công bố tác phẩm thì sẽ không phải là đối tượng của việc góp vốn.

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý này: 0833 102 102

Xem thêm: Tạm ngừng kinh doanh không thông báo có bị phạt không?

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm