Hợp đồng lao động giúp việc gia đình chuẩn quy định

bởi VanAnh
Hợp đồng lao động giúp việc gia đình chuẩn quy định

Ngày nay không khó để tìm kiếm thông tin về tuyển người giúp việc gia đình tại các thành phố lớn. Công việc này chủ yếu bao gồm thực hiện các công việc hàng ngày trong gia đình và không xác định rõ phạm vi công việc mà chỉ mang tính mô tả tương đối. Nếu người sử dụng lao động và người lao động đồng ý thực hiện công việc này thì nên ký kết hợp đồng lao động giúp việc gia đình để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của nhau được đáp ứng. Pháp luật quy định nội quy lao động giúp việc gia đình như thế nào? Mẫu hợp đồng lao động giúp việc gia đình có nội dung gì? Cùng LSX tìm hiểu nhé.

Hợp đồng lao động giúp việc gia đình phải đảm bảo có những nội dung gì?

Người giúp việc gia đình là người lao động thường xuyên thực hiện công việc gia đình cho một hoặc nhiều hộ gia đình. Công việc nhà bao gồm làm việc nhà, chăm sóc trẻ em, chăm sóc điều dưỡng người già, lái xe, làm vườn và các công việc gia đình khác liên quan đến hoạt động trong gia đình.

Hợp đồng lao động với lao động là người giúp việc gia đình phải đảm bảo có những nội dung tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

– Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

– Công việc và địa điểm làm việc;

– Thời hạn của hợp đồng lao động;

– Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

– Chế độ nâng bậc, nâng lương;

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

– Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

Hợp đồng lao động giúp việc gia đình chuẩn quy định

Mẫu hợp đồng lao động giúp việc gia đình chuẩn quy định

Hợp đồng lao động giúp việc gia đình là hợp đồng có tính ràng buộc, là văn bản pháp lý đối với cả chủ gia đình, người giúp việc và trung tâm giúp việc, được dùng để giải quyết mọi vấn đề có thể phát sinh. Xem chi tiết và tải Mẫu hợp đồng lao động giúp việc gia đình chuẩn quy định.

Những điều cần biết khi ký hợp đồng thuê giúp việc gia đình

Xã hội càng phát triển, áp lực công việc sẽ càng tăng kéo theo đời sống gia đình bị thu hẹp. Chính vì nhu cầu này mà loại hình công việc giúp việc gia đình ngày càng phổ biến, giúp giảm bớt khối lượng công việc của gia đình. Khi ký hợp đồng thuê giúp việc gia đình thì cần lưu ý một số vấn đề sau:

Phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản

Căn cứ theo Điều 162 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình, trong đó nêu rõ:

“Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.”

Bên cạnh đó, thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận.

Đồng thời, một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.

Nếu chủ nhà không ký kết hợp đồng bằng văn bản với người lao động giúp việc sẽ bị phạt cảnh cáo và buộc phải giao kết hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Các hành vi bị nghiêm cấm khi thuê lao động giúp việc

Theo quy định tại Điều 165 Bộ luật Lao động 2019, quy định nghiêm cấm các hành vi sau của chủ nhà với người lao động giúp việc:

– Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.

– Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động.

– Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động.

Nếu chủ nhà có hành vi vi phạm như trên có thể bị xử phạt lên đến 75 triệu đồng theo quy định tại Điều 10, Điều 29 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Chế độ lương, thưởng của người lao động giúp việc

Về tiền lương và các chế độ thưởng, chủ nhà và người giúp việc sẽ cùng nhau thỏa thuận về nội dung này theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Trong đó tiền lương của người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động bao gồm mức lương theo công việc, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác (nếu có). 

– Mức lương theo công việc gồm: chi phí tiền ăn, ở của người lao động tại gia đình người sử dụng lao động (nếu có) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố. 

– Mức chi phí ăn, ở hằng tháng của người lao động (nếu có), tối đa không quá 50% mức lương theo công việc ghi trong hợp đồng lao động.

Theo Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, chủ nhà sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng nếu việc chi trả lương::

– Không được chi trả đúng hạn; 

– Không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người giúp việc theo như thỏa thuận

Đồng thời, nếu chủ nhà trả lương cho người giúp việc thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định, cũng sẽ bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia

Ký hợp đồng lao động giúp việc gia đình thì cả người sử dụng lao động giúp việc gia đình và người giúp việc gia đình sẽ có những quyền lợi và nghĩa vụ đối với nhau. Hai bên có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình và nếu không thực hiện nghĩa vụ thì hợp đồng sẽ chấm dứt.

Căn cứ Điều 90 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động

  1. Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại các Điều 163, 164 và 165 của Bộ luật Lao động.
  2. Người sử dụng lao động phải thông báo cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) việc sử dụng lao động, chấm dứt sử dụng lao động tương ứng theo Mẫu số 02/PLV, Mẫu số 03/PLV Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
    Theo đó, Người sử dụng lao động phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã việc sử dụng lao động, chấm dứt sử dụng lao động trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.

Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình có những nghĩa vụ sau:

  • Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
  • Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
  • Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình.
  • Bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình nếu có thỏa thuận.
  • Tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp.
  • Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Vấn đề “Hợp đồng lao động giúp việc gia đình chuẩn quy định” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Chi trả BHXH, BHYT cho người giúp việc như thế nào?

Chi trả BHXH, BHYT cho người giúp việc
Theo quy định tại khoản 4 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định: Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả cùng lúc với kỳ trả lương cho người lao động một khoản tiền bằng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Trường hợp người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động làm giúp việc gia đình thì trách nhiệm trả tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động được thực hiện theo từng hợp đồng lao động.
Nếu chủ nhà không thực hiện nghĩa vụ này sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả đủ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người giúp việc gia đình theo Điều 29 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Người giúp việc phải được nghỉ ngơi bao nhiêu giờ?

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Chủ nhà phải cho người giúp việc nghỉ ít nhất ít nhất 4 ngày/tháng và ít nhất 8 giờ/ngày theo quy định tại khoản 3 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Cụ thể:
Vào ngày làm việc bình thường, ngoài thời giờ làm việc thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo quy định, chủ nhà phải bảo đảm, tạo điều kiện cho người lao động được nghỉ ít nhất 8 giờ, trong đó có 6 giờ liên tục trong 24 giờ liên tục;
Hàng tuần, người giúp việc phải được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục.
Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
Đồng thời, nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì phải được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Bên cạnh đó, theo Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, nếu chủ nhà không đảm bảo thời giờ nghỉ ngơi như quy định trên sẽ bị phạt tiền lên đến 25.000.000 triệu đồng, cụ thể:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu không bảo đảm cho người giúp việc gia đình nghỉ trong giờ làm việc.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu có vi phạm về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng khi thời gian làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm