Mẫu hợp đồng đào tạo nghề chuẩn xác nhất năm 2023

bởi Nguyễn Tài
Mẫu hợp đồng đào tạo nghề

Chào Luật sư, tôi có một câu hỏi muốn hỏi đến Luật sư giải đáp như sau: “Tôi học tại một trường trung cấp và được đề nghị ký một hợp đồng đào tạo cho công ty. Hợp đồng này có tên gọi là Hợp đồng đào tạo nghề. Vậy, tôi muốn hỏi hợp đồng đào tạo nghề là gì? Hiện hành quy định nội dung hợp đồng đào tạo nghề thế nào? Tôi cần tham khảo mẫu hợp đồng đào tạo nghề chuẩn xác như thế nào?”. Để giải đáp câu hỏi trên, hãy cùng LSX tìm hiểu dưới bài viết này nhé.

Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung gì?

Hợp đồng lao động nghề là cơ sở pháp lý vững chắc nhất đại diện cho quan hệ lao động đào tạo nghề của người lao động và người sử dụng lao động. Do đó, nội dung của hợp đồng phải đảm bảo tính pháp lý cao và hạn chế rủi ro tối đa cũng như không được phép trái với quy định pháp luật. Theo đó, căn cứ theo Khoản 2 Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, hợp đồng đào tạo bắt buộc phải có các nội dung cơ bản sau:

– Tên nghề đào tạo hoặc các kỹ năng nghề đạt được;

– Địa điểm đào tạo;

– Thời gian hoàn thành khóa học;

– Mức học phí và phương thức thanh toán học phí;

– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;

– Thanh lý hợp đồng;

– Các thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp thì hợp đồng đào tạo ngoài những nội dung quy định tại khoản 2 Điều này còn có các nội dung sau đây:

– Cam kết của người học về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp;

– Cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng lao động sau khi học xong;

– Thỏa thuận về thời gian và mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian đào tạo.

Ngoài ra, hợp đồng đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề tại doanh nghiệp ngoài các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, phải có thỏa thuận thời gian bắt đầu được trả công và mức tiền công trả cho người học theo từng thời gian.

Ngoài chế độ nhận thực tập theo quy định của Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục, theo quy định của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động cũng có quyền nhận người lao động vào doanh nghiệp để đào tạo nghề tại nơi làm việc. Trong thời gian được đào tạo, người sử dụng lao động và người học nghề, người tập nghề phải giao kết hợp đồng đào tạo nghề với các nội dung chủ yếu theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Lao động. Cụ thể, nội dung phải có: nghề đào tạo; địa điểm đào tạo, thời gian và tiền lương đào tạo; chi phí đào tạo; thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo; và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo và trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động.

Như vậy, người sử dụng lao động chỉ có thể nhận người học nghề, người tập nghề vào làm việc cho doanh nghiệp dưới hình thức hợp đồng đào tạo nghề chứ không được giao kết dưới hình thức là hợp đồng thực tập vì Bộ luật Lao động không có quy định nào điều chỉnh vể việc giao kết hợp đồng thực tập như vậy.

Đối với các chế độ và quyển lợi của người học nghề, người tập nghề, trong thời gian được đào tạo nghề, người sử dụng lao động cần lưu ý khi áp dụng như sau:

  • Thời gian đào tạo nghề: Bộ luật Lao động quy định thời gian học nghề sẽ theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Còn đối với thời gian tập nghề thì sẽ không được quá 03 tháng.
  • Tiền lương trong thời gian được đào tạo nghề
  • Theo Điều 61.5 Bộ luật Lao động, tùy thuộc vào hiệu suất làm việc của người học nghề, người tập nghề trong thời gian được đào tạo nghề, người sử dụng lao động phải trả cho họ một mức lương hợp lý trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên;
  • Mặc dù quy định của Bộ luật Lao động cho phép các bên được quyền thỏa thuận về mức lương, để tránh rủi ro pháp lý về sau cho doanh nghiệp khi người học nghề, người tập nghề khiếu nại về mức lương mà họ được nhận, người sử dụng lao động nên cân nhắc trả cho họ một mức lương cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định (do các công việc này có thể được xem là lao động đã qua đào tạo, học nghề từ doanh nghiệp tự dạy nghề theo quy định tại Điều 4 khoản 1 Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ);
  • Xin lưu ý thêm rằng, ngoài tiền lương của người học nghể, người tập nghề trong thời gian được đào tạo nghề mà người sử dụng lao động có thể phải trả như đã nêu ở trên, Bộ luật Lao động không có quy định cụ thể nào khác về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với việc chi trả các khoản phụ cấp khác cho người học nghề, người tập nghề. Vì vậy, đối với các khoản chi phí khác như tiên đi lại, tiền nhà ở của người học nghề, người tập nghề thì người sử dụng lao động có thể xem xét và đưa ra quyết định hỗ trợ thêm cho họ nếu xét thấy hợp lý, cần thiết và phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  • Từ đó cho nên, vì người học nghề, người tập nghề còn phải trải qua thời gian được đào tạo nghề rồi mới đi đến việc giao kết hợp đồng lao động (nếu họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động) nên họ sẽ không thuộc đối tượng được hưởng những ngày nghỉ hằng năm trong thời gian được đào tạo nghề. Tuy nhiên, nếu sau đó họ được chính thức nhận vào làm việc cho doanh nghiệp thì thời gian đào tạo nghề của họ vẫn được tính vào thời gian làm việc cho doanh nghiệp để làm cơ sở tính số ngày nghỉ hằng năm của họ.
Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung gì?

Mẫu hợp đồng đào tạo nghề chuẩn xác nhất 2023

Hợp đồng đào tạo là sự giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, lớp đào tạo nghề, tổ chức, cá nhân với người học tham gia các chương trình đào tạo thường xuyên trong trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp và chương trình đào tạo thường xuyên. Đây là loại hợp đồng phổ biến trong đời sống hiên nay. Vậy, mẫu hợp đồng đào tạo nghề chuẩn xác nhất gồm những mục gì? Bạn đọc cùng tham khảo và tải về miễn phí mẫu hợp đồng dưới đây nhé.

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [55.00 KB]

Hướng dẫn soạn hợp đồng đào tạo nghề tại doanh nghiệp

Đào tạo nghề có thể coi là một trong những loại quan hệ đặc biệt được điều chỉnh bởi Luật Giáo dục nghề nghiệp và Bộ luật Lao động, vì không phải trong trường hợp nào việc đào tạo nghề cũng được coi là quan hệ lao động. Điều này chỉ đặt ra trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động và việc đào tạo này giúp người lao động phục vụ tốt hơn trong quá trình làm việc. Sau đây là một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề tại doanh nghiệp như sau:

– Có quốc hiệu tiêu ngữ.

– Tên hợp đồng là hợp đồng đào tạo nghề.

– Nội dung hợp đồng phải có đầy đủ các nội dung cơ bản sau:

+ Thông tin bên dạy nghề và bên học nghề

+ Nghề đào tạo, thời gian học nghề, địa điểm học nghề, học phí học nghề.

+ Quyền và nghĩa vụ bên dạy nghề, quyền và nghĩa vụ bên học nghề.

+ Hiệu lực hợp đồng.

+ Chữ ký các bên tham gia hợp đồng.

Chi phí đào tạo nghề bao gồm những chi phí nào?

Mẫu hợp đồng đào tạo nghề

Trước khi chính thức chính thức bước vào giai đoạn lao động với ngành nghề đã được đào tạo, người lao động cần phải chú ý tới các chi phí đào tạo mà người sử dụng lao động đã dành ra để dạy nghề cho người lao động. Đây là các khoản phí sẽ được quy định cụ thể trong hợp đồng đào tạo nghề. Căn cứ khoản 3 Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 quy định về chi phí đào tạo nghề, cụ thể như sau:

3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.

Theo đó, chi phí đào tạo nghề bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về:

– Chi phí trả cho người dạy.

– Tài liệu học tập.

– Trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành.

– Các chi phí khác hỗ trợ cho người học.

– Tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học.

Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm:

– Chi phí đi lại trong thời gian đào tạo.

– Chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.

Ký hợp đồng đào tạo nghề có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2019, người lao động và người sử dụng lao động khí kí kết hợp đồng lao động thỏa mãn thời hạn quy định sẽ phải đóng BHXH bắt buộc do thuộc đối tượng quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội. Vậy, việc đóng BHXH bắt buộc có được áp dụng tương ứng đối với hợp đồng đào tạo nghề hay không? Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

Như vậy, theo quy định trên thì hợp đồng đào tạo nghề không có nội dung về BHXH, người lao động trong thời gian học nghề thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó, trong thời gian học nghề doanh nghiệp sẽ không đóng BHXH cho người lao động.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Mẫu hợp đồng đào tạo nghề“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp:

Cung cấp hợp đồng đào tạo nghề không đầy đủ thông tin người sử dụng lao động bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng đào tạo nghề không đầy đủ thông tin thì mức phạt hành chính được áp dụng là phạt tiền từ 500.000 đồng đến 20.000.000 đồng tùy theo số lượng vi phạm từ 01 đến 301 người lao động trở lên. Lưu ý: Căn cứ Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trường hợp là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp đôi.

 Doanh nghiệp có phải đăng ký hoạt động dạy nghề khi giao kết hợp đồng đào tạo nghề không ?

Theo quy định tại Điều 61.3 Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động nào tuyển người vào doanh nghiệp đào tạo nghề để làm việc cho doanh nghiệp thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề nhưng không được thu học phí.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải tuân thủ các yêu cầu về chương trình dạy, chứng chỉ của người dạy theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp không?

Liên quan đến các yêu cầu (như chương trình đào tạo nghề, yêu cầu chứng chỉ của người dạy, cam kết về kết quả dạy nghề) khi doanh nghiệp đào tạo nghề cho người học nghề, người tập nghề thì Bộ luật Lao động không có quy định nào có liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các nội dung nêu trên. Trong khi đó, Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 có đưa ra các yêu cầu đối với doanh nghiệp nào có thực hiện hoạt động “dạy nghề”, và một trong những điều kiện đó chính là doanh nghiệp phải có chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập cũng như đội ngũ giáo viên dạy nghề và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp phải đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, đủ vể số lượng, đồng bộ về cơ cấu.

Theo đó, các yêu cầu nêu trên nên được hiểu là chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh chuyên về dạy nghề (chẳng hạn như các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề) cho mục đích đào tạo người học nghề, người tập nghề để họ có thể tìm được việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên ở trình độ cao hơn sau khi kết thúc thời gian học nghề. Cho mục đích này, quy định của pháp luật mới đặt ra các yêu cầu nêu trên để quản lý chất lượng đào tạo nghề của các doanh nghiệp đó. Tuy vậy, để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất cho việc đào tạo nghề, doanh nghiệp cũng nên tham khảo Luật Giáo dục nghề nghiệp để xây dựng chương trình đào tạo nghề phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm