Hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

bởi Hương Giang
Hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

Nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước là nhà ở được tạo lập từ ngân sách nhà nước. Không phải đối tượng nào cũng được mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước mà chỉ những đối tượng đáp ứng các điều kiện luật định mới được mua loại nhà này. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định hiện hành, Mẫu Hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước là mẫu nào? Ai được quyền mua nhà ở cũ thuộc sở hữu của nhà nước? Thủ tục mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện ra sao? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đền này thông qua bài viết sau đây cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Hiểu thế nào là hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước?

Nhà ở được tạo lập bằng vốn từ ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc sở hữu khác được chuyển sang xác lập thuộc sở hữu nhà nước và được bố trí sử dụng vào mục đích để ở theo quy định của pháp luật, bao gồm cả nhà ở thuộc diện tự quản.

Mẫu hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước là mẫu bản hợp đồng được lập ra để ghi chép về việc mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước. Mẫu nêu rõ thông tin hai bên, nội dung hợp đồng. Mẫu được ban hành theo Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BXD của Bộ Xây dựng.

Ai được quyền mua nhà ở cũ thuộc sở hữu của nhà nước?

  • Đối tượng được thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của Nghị định 99/2015/NĐ-CP là người đang thực tế sử dụng nhà ở và có nhu cầu tiếp tục thuê nhà ở đó, bao gồm đối tượng được bố trí sử dụng nhà ở từ trước ngày 27 tháng 11 năm 1992 (ngày ban hành Quyết định số 118/TTg của Thủ tướng Chính phủ về giá cho thuê nhà ở và đưa tiền nhà ở vào tiền lương).
  • Đối tượng thuê nhà ở được cơ quan có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước từ trước ngày 27 tháng 11 năm 1992 nhưng từ ngày 27 tháng 11 năm 1992 mới hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng để phân phối cho cán bộ, công nhân viên thuê theo Quyết định số 118/TTg của Thủ tướng Chính phủ về giá cho thuê nhà ở và đưa tiền nhà vào tiền lương;
  • Người đang thuê nhà ở trước ngày 27 tháng 11 năm 1992 nhưng thuộc diện phải điều chuyển công tác và Nhà nước yêu cầu phải trả lại nhà ở đang thuê, sau đó được cơ quan nhà nước bố trí cho thuê nhà ở khác sau ngày 27 tháng 11 năm 1992;
  • Người đang thuê nhà ở hoặc nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng trong khoảng thời gian từ ngày 27 tháng 11 năm 1992 đến trước ngày 05 tháng 7 năm 1994;
  • Người đang thuê nhà ở hoặc nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng trong khoảng thời gian từ ngày 05 tháng 7 năm 1994 đến trước ngày 19 tháng 01 năm 2007.

Hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự Do – Hạnh phúc

…….., ngày…….. tháng …….. năm………

HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở CŨ THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC VÀ CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT (1)

Số……../HĐ

Căn cứ đơn đề nghị mua nhà ở của ông (bà)…….. đền ngày………/………/……

Căn cứ Quyết định số (2)…………..

Căn cứ (3)……………..

Hai bên chúng tôi gồm:

BÊN BÁN NHÀ Ở THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC (sau đây gọi tắt là Bên bán):

– Tên cơ quan: …..

– Địa chỉ cơ quan. …..

– Do ông (bà):……… chức vụ:……….

– Điện thoại:………Fax:………

– Tài khoản: ………. tại Ngân hàng:……..

BÊN MUA NHÀ Ở THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC (sau đây gọi tắt là Bên mua):

– Ông (bà):…………. là đại diện cho các thành viên có tên trong hợp đồng thuê nhà ở (căn hộ) số ….. ký ngày……../………/……..

Số CMND (hộ chiếu hoặc thẻ quân nhân):………cấp ngày……/……/……, tại …….

– Và vợ hoặc chồng (nếu có) là:……

Số CMND (hộ chiếu hoặc thẻ quân nhân):……….cấp ngày……/……/……, tại ….

– Hộ khẩu thường trú:…….

– Điện thoại:……….

– Địa chỉ liên hệ: ….

Hai bên chúng tôi thống nhất ký hết hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước dùng cho mục đích để ở và sinh hoạt với các nội dung sau:

Điều 1. Đặc điểm chính của nhà ở bán:

1. Địa chỉ nhà ở mua bán:……..

2. Loại nhà ở (ghi rõ căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, nhà biệt thự………)………

3. Cấp (hạng) nhà ở:…… vị trí nhà ở……

4. Tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà ở là:…….

5. Tổng diện tích sử dụng nhà ở là………….m2, trong đó diện tích nhà chính là…………. m2;

diện tích nhà phụ là……… m2.

6. Diện tích đất là:…… m2, trong đó sử dụng chung là……. m2, sử dụng riêng là:…….. m2.

7. Diện tích nằm ngoài hợp đồng thuê nhà ở (nếu có):……. m2

(Kèm theo hợp đồng mua bán nhà ở này là bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở mua bán)

Hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

Điều 2. Giá bán nhà ở, phương thức và thời hạn thanh toán

1. Giá bán nhà ở (bao gồm tiền nhà và tiền chuyển quyền sử dụng đất), trong đó:

a) Tiền nhà ở là:……. Việt Nam đồng

(Bằng chữ:…..).

b) Tiền chuyển quyền sử dụng đất là ……Việt Nam đồng.

(Bằng chữ……..)

Tổng cộng: a + b = …….Việt Nam đồng (I)

(Bằng chữ……….)

2. Số tiền mua nhà ở Bên mua được miễn, giảm là:

a) Tiền nhà ở là:………..Việt Nam đồng

(Bằng chữ …….)

b) Tiền sử dụng đất là:…………Việt Nam đồng

(Bằng chữ ……)

Tổng cộng: a + b = ……. Việt Nam đồng (II)

(Trong đó giảm tiền nhà áp dụng quy định tại (4) ……

Miễn, giảm tiền sử dụng đất áp dụng quy định tại (5)…

3. Số tiền mua nhà ở thực tế Bên mua phải trả cho Bên bán (I – II)là:………… Việt Nam đồng;

(Bằng chữ ……)

Phương thức thanh toán: Bên mua trả bằng (ghi rõ là thanh toán bằng tiền mặt Việt Nam đồng hoặc chuyển vào tài khoản Bên bán) :……… (6)

4. Thời hạn thanh toán:

a) Bên mua có trách nhiệm trả tiền một lần ngay sau khi ký hợp đồng này. Bên bán có trách nhiệm giao cho Bên mua Phiếu báo thanh toán tiền mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước sau khi ký hợp đồng này;

b) Sau khi nhận được Phiếu báo thanh toán tiền mua nhà ở, Bên mua có trách nhiệm thanh toán đủ tiền mua nhà ở đúng thời hạn và địa điểm ghi tại Phiếu báo thanh toánnày.

Điều 3. Thời hạn giao nhận nhà ở và chuyển quyền sở hữu nhà ở

Hai bên thống nhất thời gian giao nhận nhà ở vào ngày…………. tháng………. năm………………

Sau khi Bên mua thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính về mua bán nhà ở và đã nhận nhà ở theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì Bên bán có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ mua bán nhà ở và chuyển sang cho cơ quan có thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Bên mua.

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của Bên bán

1. Quyền của Bên bán:

a) Yêu cầu Bên mua thanh toán đầy đủ, đúng hạn tiền mua nhà ở theo quy định tại Điều 2 của hợp đồng này;

b) Bàn giao nhà ở cho Bên mua theo đúng thời gian thỏa thuận;

c) Yêu cầu Bên mua bảo quản nhà ở trong thời gian chưa hoàn tất thủ tục mua bán nhà ở;

d) Chấm dứt hợp đồng mua bán nhà ở trong trường hợp quá …………….. ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng mà Bên mua không thực hiện thanh toán tiền mua nhà ở mà không có lý do chính đáng;

đ) Các quyền khác theo thỏa thuận….

2. Nghĩa vụ của Bên bán:

a) Giao nhà cho Bên mua đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 3 của hợp đồng này;

b) Hướng dẫn Bên mua nộp các nghĩa vụ tài chính liên quan đến việc mua bán nhà ở này;

c) Xác định đúng diện tích nhà ở mua bán và làm thủ tục chuyển hồ sơ mua bán nhà ở sang cơ quan có thẩm quyền để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Bên mua;

d) Phổ biến, hướng dẫn cho Bên mua biết quy định về quản lý sử dụng nhà ở đối với nhà ở mua bán là nhà ở chung cư, nhà ở biệt thự;

đ) Chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng này;

e) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận…

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên mua

1. Quyền của Bên mua:

a) Nhận nhà ở theo đúng thỏa thuận nêu tại khoản 1 Điều 3 của hợp đồng này;

b) Yêu cầu Bên bán làm thủ tục để cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành thủ tục mua bán nhà ở;

c) Các quyền khác theo thỏa thuận…

Nghĩa vụ của Bên mua:

a) Thanh toán đầy đủ tiền mua nhà ở và nộp các nghĩa vụ tài chính về mua bán nhà ở theo đúng quy định;

b) Chấp hành đầy đủ những quy định về quản lý sử dụng nhà ở và quyết định của cơ quan có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng này;

c) Các bên thỏa thuận lý do chính đáng Bên mua được chậm thanh toán theo thỏa thuận;

d) Chấp hành các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh trật tự trong khu vực cư trú;

đ) Trường hợp quá……. ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng mà Bên mua không thanh toán đủ tiền mua nhà theo yêu cầu của Phiếu báo thanh toán tiền mua nhà ở và không nộp các nghĩa vụ tài chính theo quy định mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị chấm dứt hợp đồng. Nếu Bên mua muốn tiếp tục mua nhà ở thì phải ký kết lại hợp đồng mua bán nhà ở mới;

e) Nộp chi phí quản lý vận hành và các chi phí khác trong việc sử dụng nhà ở cho bên cung cấp dịch vụ sau khi mua bán nhà ở;

g) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận…

Điều 6. Điều khoản thi hành

Hai bên cùng cam kết thực hiện đúng các nội dung hợp đồng đã ký kết. Trường hợp các bên có tranh chấp về các nội dung của hợp đồng này thì hai bên cùng bàn bạc giải quyết thông qua thương lượng. Trong trường hợp không thương lượng được thì có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng này có…. trang, có giá trị kể từ ngày…….. và được lập thành 04 bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản, 01 bản chuyển cho cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, 01 bản chuyển cho cơ quan thuế/.

BÊN MUA NHÀ Ở

(Ký và ghi rõ họ tên)

BÊN BÁN NHÀ Ở

(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên, chức vụ của người ký)

Tải về mẫu Hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

Thủ tục mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

Theo đó, thủ tục bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước được hướng dẫn như sau:

Bước 1: Người mua nhà ở nộp hồ sơ đề nghị mua nhà tại đơn vị đang quản lý nhà ở ( đơn vị này thường do UBND cấp tỉnh quy định)

Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiếp nhận, ghi giấy biên nhận, kiểm tra hồ sơ và lập danh sách người mua nhà ở.

Bước 3: Sở Xây dựng tổ chức họp Hội đồng xác định giá bán nhà ở để xác định giá bán nhà ở hoặc giá bán quyền sử dụng đất trên cơ sở hồ sơ đề nghị mua nhà ở cũ.

Sau khi xác định được giá bán nhà ở/quyền sử dụng đất, Sở Xây dựng lập danh sách đối tượng được mua nhà ở kèm văn bản xác định giá bán nhà ở để trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở xem xét và quyết định.

Đối với nhà ở do Bộ Quốc phòng đang quản lý thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị Hội đồng xác định giá bán nhà ở họp để xác định giá; sau đó trình Bộ Quốc phòng ban hành quyết định bán nhà ở cũ.

Bước 4: Cơ quan đại diện chủ sở hữu sẽ xem xét, ban hành quyết định bán nhà ở cũ (nêu rõ đối tượng được mua nhà ở, địa chỉ nhà ở, giá bán nhà ở hoặc/và giá chuyển quyền sử dụng đất) và gửi quyết định này đến cơ quan quản lý nhà ở, đơn vị quản lý vận hành nhà ở để phối hợp thực hiện ký hợp đồng mua bán. 

Bước 5: Đơn vị quản lý vận hành nhà ở thông báo cho người mua nhà về thời gian ký kết hợp đồng mua bán và tiến hành ký kết.

Như vậy, nếu bạn là người mua thì chỉ cần nộp hồ sơ đề nghị mua nhà tại đơn vị đang quản lý nhà ở và chờ các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ký hợp đồng mua bán nhà ở.

*Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận (tùy theo phân giao nhiệm vụ của từng địa phương mà cơ quan tiếp nhận là đơn vị quản lý vận hành nhà ở cũ hoặc cơ quan quản lý nhà ở cũ).

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến dịch vụ làm thủ tục đổi tên bố trong giấy khai sinh của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.

Câu hỏi thường gặp

Có được bán hoặc cho thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước không?

Theo quy định, đối với nhà ở công vụ thuộc sở hữu Nhà nước chỉ được cho thuê. Còn lại, đối với nhà ở để phục vụ tái định cư, nhà ở xã hội, nhà ở cũ thì được phép bán.

Thời hạn giải quyết bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước là bao lâu?

Theo quy định, thời hạn giải quyết: không quá 45 ngày kể từ ngày đơn vị quản lý vận hành nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước?

Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở (được hướng dẫn bởi Chương II Thông tư 09/2015/TT-BXD), cơ quan quản lý nhà ở là cơ quan được đại diện chủ sở hữu bao gồm:
a) Đối với Bộ, ngành, cơ quan trung ương là cơ quan được giao chức năng quản lý nhà ở trực thuộc Bộ, ngành, cơ quan trung ương đó;
b) Đối với địa phương là Sở Xây dựng;
c) Cơ sở giáo dục thực hiện việc quản lý đối với nhà ở sinh viên đang được giao quản lý.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm