Hợp đồng ủy quyền đã trở thành hợp đồng dân sự thông dụng cũng như phổ biến trong đời sống người dân. Trong đó, ủy quyền là việc một bên nhận sự ủy quyền, thay mặt bên ủy quyền làm công việc được ủy quyền. Như vậy thì trong công việc này cũng có những việc quan trọng, cần phải công chúng cũng như là sẽ có một số trường hợp pháp luật bắt buộc hợp đồng ủy quyền phải công chứng. Vậy thì, hợp đồng ủy quyền là gì? Hợp đồng ủy quyền có cần công chứng không? Tất cả sẽ được LSX giải đáp trong bài viết sau.
Hi vọng sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng ủy quyền là gì?
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định (theo Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015).
Thời hạn ủy quyền
Căn cứ theo Điều 563 Bộ luật dân sự 2015 thì thời hạn ủy quyền do hai bên thỏa thuận hoặc do pháp luật định. Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận hoặc pháp luật không có quy định thì thời hạn là một năm kể từ ngày xác lập ủy quyền.
“Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.”
Tuy nhiên, nếu hai bên có thỏa thuận về thời hạn ủy quyền nhưng trong một số trường hợp thì thời hạn này có thể kết thúc khác so với thỏa thuận. Ví dụ công việc được ủy quyền đã hoàn thành; người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền; người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại; người đại diện không còn đủ điều kiện quy định; căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
Hình thức ủy quyền gồm những gì?
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng ủy quyền từ Điều 562 đến Điều 569. Tại Điều 562 quy định: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Bộ luật Dân sự 2015 không quy định về hình thức Giấy ủy quyền. Tuy nhiên, Giấy ủy quyền lại được ghi nhận trên thực tế và tại nhiều văn bản khác, như: Điều 107 Luật Sở hữu trí tuệ 2005:
- Việc uỷ quyền tiến hành các thủ tục liên quan đến việc xác lập, duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ phải được lập thành giấy uỷ quyền.
- Giấy uỷ quyền phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ đầy đủ của bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền;
b) Phạm vi uỷ quyền;
c) Thời hạn uỷ quyền;
d) Ngày lập giấy uỷ quyền;
đ) Chữ ký, con dấu (nếu có) của bên uỷ quyền.
- Giấy uỷ quyền không có thời hạn uỷ quyền được coi là có hiệu lực vô thời hạn và chỉ chấm dứt hiệu lực khi bên uỷ quyền tuyên bố chấm dứt uỷ quyền”.
Hay tại khoản 19 Điều 20 Thông tư số 58/2020/TT-BCA ngày 16 tháng 6 năm 2020 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, quy định về giải quyết một số trường hợp khi đăng ký, cấp biển số xe, trong đó xe là tài sản chung của vợ chồng: “a) Chủ xe tự nguyện khai là tài sản chung của vợ chồng, phải ghi đầy đủ họ, tên và chữ ký của vợ, chồng trong giấy khai đăng ký xe; trường hợp xe thuộc tài sản chung của vợ chồng đã đăng ký đứng tên một người, nay có nhu cầu đăng ký xe là tài sản chung của hai vợ chồng: Giấy khai đăng ký xe, có chữ ký của hai vợ chồng thì cơ quan đăng ký xe thu lại giấy chứng nhận đăng ký xe cũ, cấp giấy chứng nhận đăng ký xe mới; b) Xe của đồng sở hữu khi bán, cho, tặng phải có đủ chữ ký hoặc giấy ủy quyền bán thay của các chủ sở hữu”.
Như vậy, hình thức ủy quyền được thể hiện dưới hai hình thức: Hợp đồng ủy quyền và Giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc do các bên thỏa thuận.
Hợp đồng ủy quyền có cần công chứng không?
Căn cứ tại Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định
“Điều 562. Hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Đồng thời, Luật Công chứng năm 2014 chỉ quy định về thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền nhưng không có quy định về việc bắt buộc phải công chứng hợp đồng này. Việc công chứng hợp đồng ủy quyền mới chỉ được quy định rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau. Bởi vậy, các bên có thể lựa chọn công chứng hoặc không công chứng hợp đồng ủy quyền ngoại trừ một số trường hợp bắt buộc như sau:
Thứ nhất ủy quyền đăng ký hộ tịch căn cứ theo Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định:
“Điều 2. Việc ủy quyền đăng ký hộ tịch
- Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.
Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực. - Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.”
Theo đó khi thực hiện yêu cầu đăng ký khai sinh, xác định lại dân tộc…cá nhân có thể tự mình thực hiện hoặc ủy quyền. Nếu ủy quyền thì phải lập thành văn bản và có công chứng. Tuy nhiên, nếu người ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ chồng… thì không cần công chứng nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.
Riêng việc đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn, đăng ký nhận cha mẹ con thì không được ủy quyền mà bắt buộc các bên phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
Thứ hai ủy quyền khi mang thai hộ theo khoản 2 Điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:
“2. Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý.
Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này.”
Vậy chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận mang thai hộ thì việc ủy quyền này phải lập thành văn bản có công chứng.
Thứ ba ủy quyền kháng cáo trong tố tụng hành chính căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 205 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định:
“6. Việc ủy quyền quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp, trừ trường hợp văn bản ủy quyền đó được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc người được
Chánh án Tòa án phân công. Trong văn bản ủy quyền phải có nội dung đương sự ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm.”
Theo đó ủy quyền kháng cáo trong tố tụng hành chính phải lập thành văn bản có công chứng trừ trường hợp việc ủy quyền được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc người được Chánh án Tòa án phân công.
Như vậy theo các quy định trên các bên có thể lựa chọn công chứng hoặc không công chứng hợp đồng ủy quyền ngoại trừ một số trường hợp bắt buộc như sau: ủy quyền đăng ký hộ tịch; ủy quyền khi mang thai hộ; ủy quyền kháng cáo trong tố tụng hành chính.
Những trường hợp hợp đồng ủy quyền bắt buộc phải công chứng
Theo Bộ luật dân sự không có quy định cụ thể về những trường hợp nào giấy ủy quyền bắt buộc phải công chứng. Giấy ủy quyền cần được công chứng sẽ tùy thuộc vào lĩnh vực ủy quyền luật chuyên ngành sẽ điều chỉnh cụ thể. Pháp luật Việt Nam tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên trong việc lựa chọn hình thức công chứng giấy ủy quyền trong một số trường hợp không bắt buộc.
Luật chuyên ngành điều chỉnh trường hợp phải công chứng giấy ủy quyền cụ thể như:
Theo Khoản 1 Điều 101 Bộ Luật dân sự 2015
Thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân ủy quyền cho người đại diện cho hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Theo khoản 1 Điều 35 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015
Người đại diện được người sử dụng lao động ủy quyền để thực hiện điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, trong trường hợp chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế.
Theo khoản 3 Điều 45 Luật lý lịch tư pháp năm 2009
Cá nhân ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1(trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền).
Theo Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định
Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất của chủ sử dụng đất có nêu khi thực hiện các quyền này người sử dụng phải lập thành văn bản và được công chứng hoặc chứng thực, việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi ủy quyền thực hiện các quyền trên, giấy ủy quyền cũng phải được công chứng hoặc chứng thực thì mới có giá trị pháp lý.
Theo Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-BTP
Ủy quyền đăng ký hộ tịch: Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký hộ tịch (khai sinh, xác định lại dân tộc…) được ủy quyền cho người khác thực hiện thay. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực.
Tại Khoản 2 Điều 96 Luật hôn nhân và gia định năm 2014
Ủy quyền của vợ chồng cho nhau về việc thỏa thuận mang thai hộ phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý.
Như vậy, theo những phân tích và dẫn chứng cụ thể ở trên. Giấy ủy quyền không nhất thiết phải công chứng, chứng thực mới có giá trị pháp lý, trừ một số trường hợp bắt buộc theo quy định của pháp luật. Những trường hợp ủy quyền bắt buộc phải công chứng, chứng thực nhưng không thực hiện mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giấy ủy quyền thì vẫn có hiệu lực.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thời hạn tiến hành công chứng giấy tờ là bao lâu?
- Hợp đồng đặt cọc nhà đất có cần công chứng
- Hợp đồng cho ở nhờ có cần công chứng không?
Thông tin liên hệ
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hợp đồng ủy quyền có cần công chứng không?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến đổi tên bố trong giấy khai sinh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định: “Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
“Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực
Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Đồng thời, tại Luật Công chứng 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP đều không quy định về thời hạn có hiệu lực của bản sao được công chứng, chứng thực.
“Điều 77. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản của công chứng viên
Công chứng viên được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.
Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực.”
Theo quy định của pháp luật Nhà Nước Việt Nam; khi dịch thuật công chứng bắt buộc phải đem theo bản gốc để đối chiếu bản dịch.
Điều này giúp các cơ quan có thẩm quyền phát hiện được những trường hợp làm giả mạo giấy tờ trái pháp luật hoặc công chứng không đúng với sự thật với mục đích trục lợi cá nhân; dẫn đến tổn thất cho người khác.