Sổ đỏ là giấy tờ có giá trị pháp lý quan trọng trong đời sống. Nó chứng minh quyền sử dụng đất của chủ thể nào đó dưới góc độ pháp lý. Trong một số trường hợp, ví dụ như khi tặng cho đất sẽ cần phải sang tên sổ đỏ cho người khác. Liệu hợp đồng ủy quyền có sang tên sổ đỏ được không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận; pháp luật đất đai từ trước tới nay không quy định về Sổ đỏ.
Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại giấy chứng nhận như:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.
Hiện nay, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận mới, cụ thể:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất (theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013).
Như vậy, Sổ đỏ là ngôn ngữ thường ngày của người dân để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không được pháp luật quy định. Để thuận tiện cho người đọc, trong nhiều bài viết thường sử dụng từ “Sổ đỏ” thay cho tên gọi của Giấy chứng nhận như quy định của pháp luật.
Hợp đồng ủy quyền là gì?
Hợp đồng uỷ quyền phải được lập thành văn bản; nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định, thì hợp đồng uỷ quyền phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền, Bên được uỷ quyền thì được uỷ quyền lại chọ người khác, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Việc uỷ quyền lại không được vượt quá phạm vị uỷ quyền ban đầu.
Trong thực tế không phải bao giờ cá nhân hoặc pháp nhân cũng có thể trực tiếp tham gia vào quan hệ hợp đồng. Việc không tham gia trực tiếp có thể do nhiều lí do khác nhau hoặc khi đã tham gia vào một quan hệ hợp đồng nhất định nhưng không có điều kiện thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Vì vậy, pháp luật cho phép họ có thể ủy quyền cho người thứ ba, thay mặt mình giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Quan hệ ủy quyền giữa cá nhân với nhau thường mang tính chất tương trợ giúp đỡ ưong những lúc cần thiết.
Ví dụ: ủy quyền nhận tiền, quản lí tài sản… Trong những quan hệ đó, việc ủy quyền không mang tính chất đền bù. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, nhiều quan hệ ủy quyền mang tính đền bù. Có nghĩa là bên được ủy quyền sau khi hoàn thành một công việc do bên ủy quyền giao cho sẽ được nhận một khoản thù lao như thoả thuận hoặc do pháp luật quy định.
Hợp đồng ủy quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó, bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền. Bên uỷ quyền phải trả thù lao nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật quy định (Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015).
Trong quan hệ ủy quyền, người được ủy quyền thay mặt người ủy quyền thực hiện một số hành vi nhất định làm phát sinh hậu quả pháp lí, liên quan đến quyền lợi của các bên trong quan hệ hợp đồng hoặc lợi ích của người đã ủy quyền. Vì vậy, đối tượng của ủy quyền là những hành vi pháp lí, những hành vi này không bị pháp luật cấm và không ttái với đạo đức xã hội. Hành vi đó được thực hiện thông qua việc xác lập, thực hiện các giao dịch và các hành vi khác với mục đích đạt được những hậu quả pháp lí nhất định (ủy quyền quản lí tài sản).
Trên cơ sở hợp đồng ủy quyền, người được ủy quyền đại diện cho người ủy quyền thực hiện các hành vi pháp lí trong phạm vi thẩm quyền. Vì vậy, đại diện theo ủy quyền có hai mối quaii hệ pháp lí cùng tồn tại.
Thứ nhất, quan hệ giữa người ủy quyền và người được ủy quyền. Trong quan hệ này, người được ủy quyền có nghĩa vụ phải thực hiện các hành vi pháp lí ttong phạm vi ủy quyền.
Thứ hai, quan hệ giữa người được ủy quyền với bên thứ ba của giao dịch. Người được ủy quyền với tư cách của người đã ủy quyền giao kết hoặc thực hiện các giao dịch dân sự với người thứ ba. Người được ủy quyền có những quyền và nghĩa vụ nhất định với người thứ ba của giao dịch.
Quan hệ ủy quyền có những đặc điểm khác biệt so với một số quan hệ tương tự như quan hệ gia công, dịch vụ. Trong những quan hệ này, bên làm gia công hoặc làm dịch vụ nhân danh mình thực hiện công việc vì lợi ích của chính mình. Mặt khác, trách nhiệm dân sự của hợp đồng dịch vụ, gia công là ttách nhiệm của chính bên nhận làm dịch vụ, gia công…
Đặc điểm pháp lí của hợp đồng uỷ quyền
– Hợp đồng uỷ quyền là hợp đồng song vụ
Bên uỷ quyền có quyền yêu câu bên được uỷ quyền thực hiện đúng phạm vi uỷ quyền và có nghĩa vụ cung cấp thông tin, các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện công việc của bên uỷ quyền.
Bên được uỷ quyền phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ được uỷ quyền trong quan hệ với người thứ ba.
– Hợp đồng uỷ quyền là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù
Nếu bên thực hiện việc uỷ quyền nhận thù lao thì hợp đồng uỷ quyền là hợp đồng có đền bù. Neu bên thực hiện việc uỷ quyền không nhận thù lao mà thực hiện công việc uỷ quyền mang tính chất giúp đỡ, tương ttợ bên uỷ quyền thì đó là hợp đồng không có đền bù.
Uỷ quyền cho người khác sang tên Sổ đỏ có được không?
Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Dân sự nêu rõ:
1. Cá nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Bởi vậy, cá nhân hoàn toàn có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện các giao dịch dân sự trừ một số trường hợp cấm không được uỷ quyền như: Đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha mẹ con, ly hôn, gửi tiền tiết kiệm, công chứng di chúc của mình…
Đồng thời, pháp luật hiện nay không hạn chế việc uỷ quyền giữa cá nhân khi sang tên Sổ đỏ. Do đó, khi sang tên Sổ đỏ thì cá nhân hoàn toàn có thể uỷ quyền cho nhau. Thông thường, uỷ quyền sang tên Sổ đỏ thường có hai dạng công việc gồm:
– Uỷ quyền thực hiện ký kết hợp đồng mua bán, tặng cho, thừa kế… để xác lập quyền sở hữu tài sản của người uỷ quyền.
– Uỷ quyền làm các thủ tục hành chính để sang tên Sổ đỏ như nộp hồ sơ, nộp các loại thuế, nhận kết quả từ bộ phận Một Cửa của Văn phòng đăng ký đất đai…
Tuy nhiên, dù uỷ quyền làm Sổ đỏ theo hình thức nào thì khi lập uỷ quyền sang tên Sổ đỏ, người được uỷ quyền sẽ được toàn quyền thay mặt người uỷ quyền thực hiện các công việc trong phạm vi uỷ quyền.
Như vậy, cá nhân hoàn toàn được uỷ quyền cho nhau để sang tên Sổ đỏ.
Hợp đồng ủy quyền có sang tên sổ đỏ được không?
Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền), theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật.
Pháp luật hiện hành không có quy định nào hạn chế việc ủy quyền của cá nhân hay tổ chức cho cá nhân hay tổ chức khác thực hiện sang tên sổ đỏ.
Theo khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng năm 2014, trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền.
Tiếp đó bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.
Để sang tên sổ đỏ, cơ bản cần thực hiện các bước như sau:
- Bước 1: Hai bên tiến hành lập và công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại tổ chức hành nghề công chứng
- Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai để làm thủ tục sang tên và lấy giấy hẹn.
- Bước 3: Nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ
- Bước 4: Văn phòng đăng ký đất đai tiến hành giải quyết hồ sơ và cấp giấy chứng nhận, trả kết quả cho người dân.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thu hồi đất không đúng đối tượng
- Giải quyết khiếu nại quyết định thu hồi đất
- Mẫu quyết định thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Khởi kiện quyết định hành chính về đất đai
- Xử lý tranh chấp ranh giới thửa đất
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Hợp đồng ủy quyền có sang tên sổ đỏ được không?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ, đổi tên sổ đỏ, làm sổ đỏ nhà đất,… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu có sẵn của Văn phòng/Phòng công chứng).
– dự thảo hợp đồng uỷ quyền/giấy uỷ quyền (nếu các bên chuẩn bị trước).
– Giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn…
– Giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất…
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, phí công chứng hợp đồng uỷ quyền là 50.000 đồng/trường hợp; phí công chứng giấy uỷ quyền là 20.000 đồng/trường hợp.
Theo khoản 2 Điều 43 Luật Công chứng, thời hạn công chứng là 02 ngày làm việc. Nếu hợp đồng có nội dung phức tạp thì thời hạn này được kéo dài không quá 10 ngày làm việc.