Hợp đồng vận chuyển hàng hóa khi nào cần?

bởi Hoàng Yến
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa khi nào cần?

Nhu cầu sử dụng hàng hóa của con người ngày càng tăng cao và vận chuyển hàng hóa là một trong những hoạt động quan trọng trong quá trình góp phần phát triển kinh tế xã hội. Đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia vận chuyển, hệ thống pháp luật ban hành nội dung quy định các chủ thể dược giao kết với nhau thông qua hợp đồng vận chuyển cũng là cơ sở pháp lý để được pháp luật công nhận và bảo vệ. Vậy hợp đồng vận chuyển hàng hóa khi nào cần. Sau đây, bài viết của Luật sư X giúp quý đọc giả làm sáng tỏ trường hợp nào hợp đồng vận chuyển hàng hóa được áp dụng cũng như những nội dung liên quan hợp đồng vận chuyển hàng hóa. Hy vọng bài viết hữu ích với quý đọc giả!

Căn cứ pháp lý

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là gì?

Vận chuyển hàng hóa là loại dịch vụ trong đó các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ này tiến hành các công việc cần thiết để chuyển hàng hóa từ địa điểm này sang địa điểm khác theo thỏa thuận với những tổ chức, cá nhân có nhu cầu để hưởng thù lao dịch vụ.

Hoạt động vận chuyển hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hợp đồng. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó một bên (bên vận chuyển) có nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa tới địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao hàng hóa đó cho người có quyền nhận ; còn bên kia (bên thuê vận chuyển) có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển và các khoản phụ phí khác cho bên vận chuyển.

Theo Điều 530 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vận chuyển tài sản như sau:

Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa khi nào cần?

Ngày nay, khi nhu cầu vận tải hàng hóa trong nước không ngừng gia tăng vì con người quá bận rộn với công việc, lại không có thời gian, không đủ phương tiện để tự vận tải hàng đến tận nơi nhận. Trước tình hình đó, các Dịch vụ vận tải hàng hoá trong nước ra đời và ngày càng phổ biến nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vận tải các loại hàng hóa phục vụ nhu cầu kinh doanh, giao thương, mua bán, trao đổi hàng hóa của các cá nhân, Doanh nghiệp hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước.

Hiện nay, nhu cầu vận tải hàng hóa trong nước không còn hạn chế về phương tiện vận tải mà các nhà cung cấp Dịch vụ luôn sẵn sàng đáp ứng tối đa mọi nhu cầu thông qua các loại hình vận tải khác nhau như: vận tải đường bộ, vận tải đường sắt, vận tải đường biển và đường hàng không.

Trong một số hoạt động vận chuyển như vận chuyển công cộng theo từng tuyến đường, nghĩa vụ của hai bên chỉ phát sinh khi bên thuê vận chuyển đã giao hàng hóa cho bên vận chuyển. Với những trường hợp này, hợp đồng vận chuyển được giao kết giữa các bên là hợp đồng thực tế, còn những hợp đồng mang tính chất tổ chức vận chuyển hoặc đặt chỗ trên phương tiện vận chuyển (như hợp đồng thuê nguyên tàu hoặc thuê một phần tàu cụ thể) lại là hợp đồng ưng thuận.

Hợp đồng vận chuyển có thể là hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Người thứ ba được hưởng lợi ích trong hợp đồng này là người có quyền nhận hàng hóa vận chuyển. Mặc dù người đó không tham gia vào giao kết hợp đồng nhưng có quyền yêu cầu bên vận chuyển phải bàn giao hàng hóa vận chuyển cho mình khi đến hạn và tại địa điểm như trong hợp đồng.

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa khi nào cần?

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa khi nào cần?

Đặc điểm hợp đồng vận chuyển hàng hóa

– Là hợp đồng song vụ, mang tính đền bù, và trong từng trường hợp cụ thể có thể là hợp đồng ưng thuận hoặc hợp đồng thực tế. Cũng giống như mọi hợp đồng dịch vụ khác, trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa, các bên đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Bên vận chuyển phải chuyển hàng hóa đến địa điểm theo thỏa thuận và được nhận thù lao. Bên thuê vận chuyển phải thanh toán thù lao và được nhận hàng tại địa điểm do mình ấn định. Khi tham gia vào quan hệ hợp đồng này các bên đều đạt được những lợi ích kinh tế nhất định: bên vận chuyển nhận được thù lao, bên thuê vận chuyển thì chuyển được hàng hóa từ nơi này đến nơi khác.

Trong một số hoạt động vận chuyển như vận chuyển công cộng theo từng tuyến đường, nghĩa vụ của hai bên chỉ phát sinh khi bên thuê vận chuyển đã giao hàng hóa cho bên vận chuyển. Với những trường hợp này, hợp đồng vận chuyển được giao kết giữa các bên là hợp đồng thực tế, còn những hợp đồng mang tính chất tổ chức vận chuyển hoặc đặt chỗ trên phương tiện vận chuyển (như hợp đồng thuê nguyên tàu hoặc thuê một phần tàu cụ thể) lại là hợp đồng ưng thuận.

– Hợp đồng vận chuyển có thể là hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Người thứ ba được hưởng lợi ích trong hợp đồng này là người có quyền nhận hàng hóa vận chuyển. Mặc dù người đó không tham gia vào giao kết hợp đồng nhưng có quyền yêu cầu bên vận chuyển phải bàn giao hàng hóa vận chuyển cho mình khi đến hạn và tại địa điểm như trong hợp đồng.

 Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác theo thỏa thuận của các bên, tức là việc dịch chuyển vị trí địa lý của hàng hóa theo thỏa thuận của các bên với tính chất là một loại dịch vụ.

Có nhiều cách thức phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa khác nhau: Căn cứ vào phương tiện vận chuyển (vận chuyển đường sắt, đường hàng không,…); căn cứ vào dấu hiệu lãnh thổ (vận chuyển nội địa, vận chuyển quốc tế) ; căn cứ vào hành trình vận chuyển (vận chuyển đơn tuyến, vận chuyển có kết hợp nhiều phương tiện trên từng đoạn hành trình…)

Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa mới năm 2023

Mời bạn tham khảo và tải ngay mẩu hợp đồng vận chuyển hàng hóa mới năm 2023 dưới đây:

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [16.17 KB]

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Hợp đồng vận chuyển hàng hóa khi nào cần?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như thủ tục nhận bhxh 1 lần cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Chủ thể của hợp đồng vận chuyển hàng hóa là ai?

Vận chuyển hàng hóa là một giao giao dịch dân sự bình thường vì thế các bên trong hợp đồng là chủ thể của giao dịch dân sự theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015:
“Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.”
Chủ thể của hợp đồng vận chuyển hàng hóa phải là người có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi phù hợp.
Ngoài ra khi tham gia vào giao dịch đó chủ thể tham gia phải tự nguyện không bị ép buộc hay lừa dối, đe dọa.

Vận chuyển hàng cấm là pháo nổ bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt với hành vi vận chuyển hàng cấm là pháo nổ như sau:
“Điều 8. Hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 10 kilôgam đến dưới 15 kilôgam hoặc từ 10 lít đến dưới 15 lít;
b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 100 bao đến dưới 300 bao;
c) Buôn bán pháo nổ từ 1 kilôgam đến dưới 2 kilôgam;
d) Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 2.500.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
10. Các mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này cũng được áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với:
a) Hành vi vận chuyển hàng cấm;
b) Hành vi tàng trữ hàng cấm;
c) Hành vi giao nhận hàng cấm.
Như vậy, theo quy định trên với hành vi vận chuyển hàng cấm là pháo nổ với mức phạt 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm trong trường hợp bị thu hồi, bị tước như thế nào?

Người vận tải vận chuyển hàng hoá nguy hiểm nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị tin cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo quy định đến cơ quan cấp Giấy phép.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ có trách nhiệm cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Trường hợp không cấp Giấy phép thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
Dự thảo nêu rõ, trong quá trình hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, nếu có sự thay đổi phương tiện và người điều khiển phương tiện so với danh sách trong hồ sơ đã được cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì đơn vị vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải thông báo danh sách kèm theo hồ sơ các phương tiện và người điều khiển phương tiện thay thế đến cơ quan cấp giấy phép trước khi thực hiện vận chuyển.
Trong thời hạn 1 ngày làm việc, kể từ ngày nhận thông báo kèm hồ sơ của đơn vị vận chuyển hàng hóa hàng hóa nguy hiểm, cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và có văn bản thông báo danh sách phương tiện và người điều khiển phương tiện thay thế. Trường hợp không đồng ý thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác theo quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm