Hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp nước ngoài như thế nào?

bởi PhamThanhThuy
Hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp nước ngoài như thế nào?

Chào Luật sư, hiện nay quy định về vấn đề hợp pháp hóa lãnh sự như thế nào? Tôi định sang nước ngoài để làm việc tại có người quen. Tôi muốn sang Nhật làm việc khoảng 5 năm kiếm được một số tiền rồi về quê mở chỗ kinh doanh. TTôinghe nói nếu muốn sang đó làm việc thì cần phải hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp nước ngoài. Không biết hiện nay quy định về vấn đề Hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp nước ngoài như thế nào? Tôi có cần phải đi công chứng và dịch bằng cấp để hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp nước ngoài hay không? Hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp nước ngoài bằng những cách thức nào? Mong Luật sư tư vấn vấn đề trên giúp tôi. Xin cảm ơn Luật sư X.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

Hợp pháp hóa lãnh sự hiện nay là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đặc biệt là vấn đề hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp nước ngoài bởi vì nếu như muốn sang nước ngoài làm việc cần thực hiện thủ tục này. Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP quy định như sau:

“2. Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.”
Theo đó, hợp pháp hóa lãnh sự được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

Hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp nước ngoài như thế nào?

Quy định về hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp nước ngoài được quy định ra sao? Những thủ tục cũng như quy định cần nắm liên quan đến hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp nước ngoài dựa trên Căn cứ khoản 1 Điều 20 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính như sau:

Hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp nước ngoài như thế nào?

“Điều 20. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính

  1. Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.
    Trong trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.
    …”
    Căn cứ Điều 6 Thông tư 01/2020/TT-BTP quy định như sau:

“Điều 6. Về yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự đối với một số giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp
Các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho cá nhân như hộ chiếu, thẻ căn cước, thẻ thường trú, thẻ cư trú, giấy phép lái xe, bằng tốt nghiệp, chứng chỉ và bảng điểm kèm theo bằng tốt nghiệp, chứng chỉ thì không phải hợp pháp hóa lãnh sự khi chứng thực bản sao từ bản chính. Trường hợp yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch trên bản dịch các giấy tờ này cũng không phải hợp pháp hóa lãnh sự.”
Đối chiếu quy định trên, như vậy, đối với bằng tốt nghiệp của người nước ngoài khi chứng thực bản sao từ bản chính tại Việt Nam thì không phải hợp pháp hóa lãnh sự.

Các giấy tờ tài liệu nào được miễn chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự?

Nếu như muốn tiến hành hợp pháp hóa lãnh sự thì cần có những giấy tờ hồ sơ cần thiết. Câu hỏi được nhiều bạn đọc thắc mắc là các giấy tờ tài liệu nào được miễn chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự? Căn cứ Điều 9 Nghị định 111/2011/NĐ-CP quy định các giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự như sau:

“Điều 9. Các giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

  1. Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
  2. Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
  3. Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  4. Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.”
    Theo đó, các giấy tờ và tài liệu nêu trên được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

Các giấy tờ tài liệu nào không được chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự?

Các giấy tờ tài liệu nào không được chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự luôn được nhiều người quan tâm. Căn cứ Điều 10 Nghị định 111/2011/NĐ-CP quy định các giấy tờ, tài liệu không được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự như sau:

“Điều 10. Các giấy tờ, tài liệu không được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

  1. Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.
  2. Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết mâu thuẫn nhau.
  3. Giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.
  4. Giấy tờ, tài liệu có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc.
  5. Giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam.”
    Như vậy, các giấy tờ và tài liệu nêu trên không được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp nước ngoài như thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Tách thửa đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời các bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Có những thủ tục nào hiện nay cần hợp pháp hóa lãnh sự?

– Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài.
-Hoàn thiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam.
-Người nước ngoài xin nhận con nuôi tại Việt Nam.
– Người nước ngoài đăng ký hộ tịch tại Việt Nam.

 Phí hợp pháp hóa lãnh sự hiện nay là bao nhiêu?

Pháp luật quy định mức lệ phí hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự là 30.000 đồng trên lần. Phí cấp bản sao giấy tờ, tài liệu là 5.000 đồng trên lần.
Cũng cần lưu ý các nội dung sau đây:
– Chi phí hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự được thu bằng đồng Việt Nam (VNĐ)
– Chi phí này mới chỉ là chi phí từ phía cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Nhưng để sử dụng giấy tờ, tài liệu đó ở Việt Nam/hoặc nước ngoài, thì bạn cần phải thêm chi phí chứng nhận lãnh sự/Hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan ngoại giao của nước đó. Phí này sẽ khác nhau tùy từng quốc gia.

Thời gian hợp pháp hóa lãnh sự được quy định ra sao?

Theo Khoản 5 và Khoản 6 Điều 11, Khoản 4 Điều 14 và Khoản 4 Điều 15 Nghị định 111/2011/NĐ-CP, thời gian giải quyết yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự được quy định như sau:
– Một ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, hoặc không quá 05 ngày làm việc nếu hồ sơ có số lượng từ 10 giấy tờ, tài liệu trở lên.
– Cũng có thể dài hơn nếu cần kiểm tra tính xác thực của con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ hay tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự.
Như vậy, ta nhận thấy, theo quy định của pháp luật thì thời gian hợp pháp hóa lãnh sự mất bao lâu còn tùy thuộc vào số lượng cũng như tính chất của loại hồ sơ, tài liệu. Nhưng nhìn chung, thời gian này thường không quá 1 tuần làm việc.
Ngoài ra, các chủ thể có yêu cầu còn cần thời gian xin hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan ngoại giao của nước cấp (nếu là giấy tờ nước ngoài) hoặc tại nước sử dụng (nếu là giấy tờ cấp tại Việt Nam).

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm