Năm 2023 khi thay đổi tên doanh nghiệp có ảnh hưởng gì không?

bởi TranQuynhTrang
Năm 2023 khi thay đổi tên doanh nghiệp có ảnh hưởng gì không?

Xin chào Luật sư, hiện nay em tôi đang có thắc mắc về quy định pháp luật doanh nghiệp, mong được luật sư tư vấn giúp. Cụ thể là công ty tôi do thay đổ cơ cấu nên muốn thực hiện thay đổi tên và địa chỉ công ty từ Hà Nội về Hưng Yên. Tôi thắc mắc rằng khi thay đổi tên doanh nghiệp có ảnh hưởng gì không? Việc thay đổi tên công ty như vậy có có ảnh hưởng đến việc các công trình đang thi công và các công trình đang trình duyệt không? Mong luật sư tư vấn, tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến LSX, bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nhé.

Căn cứ pháp lý

Khi nào thực hiện thay đổi tên doanh nghiệp?

Việc thay đổi tên có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau như thay đổi hình thức kinh doanh, nhận chuyển nhượng từ thành viên/cổ đông khác, nhận thừa kế,…

Như vậy việc đổi tên là dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp doanh nghiệp buộc phải đổi tên công ty theo yêu cầu của cơ quan chức năng quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Đó là trường hợp doanh nghiệp phải đổi tên khi tên đó xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp gồm những gì?

Để được Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, doanh nghiệp phải soạn thảo hồ sơ theo quy định. Hồ sơ được quy định tại Điều 41 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, cụ thể:

  • 01 Thông báo thay đổi tên công ty theo mẫu Phụ lục II-1 Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT. Nội dung thông báo cần cung cấp đầy đủ thông tin về Tên hiện tại, mã số doanh nghiệp, mã số thuế; tên dự kiến thay đổi; người đại diện theo pháp luật ký, ghi rõ họ tên;
  • 01 Quyết định thay đổi tên của thành viên/hội đồng thành viên/chủ sở hữu/Đại hội đồng cổ đông (tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp);
  • 01 Bản sao cuộc họp ghi rõ nội dung thay đổi trong Điều lệ công ty;
  • 01 bản giấy ủy quyền cho cá nhân/tổ chức tiến hành thủ tục thay đổi tên (nếu có).

Quy trình thay đổi tên doanh nghiệp năm 2023

Lựa chọn tên công ty mới khi thay đổi tên công ty và tra cứu khả năng đăng ký tên mới đó

Doanh nghiệp đặt tên mới theo quy định tại Điều 37, 38 và 39 Luật Doanh nghiệp 2020.

Sau khi đã đặt được tên mới, doanh nghiệp cần tra cứu để đánh giá được việc tên công ty mới muốn đăng ký có trùng hoặc gây nhầm lẫn với công ty nào khác đã đăng ký trước đó hay chưa.

Soạn thảo hồ sơ thay đổi tên công ty theo quy định

Sau khi xác định tên công ty mới có thể đăng ký, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng ký đã nêu ở trên.

Nộp hồ sơ và nhận kết quả

Các doanh nghiệp sau khi chuẩn bị xong những hồ sơ, tài liệu cần thiết sẽ tiến hành nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư (nơi doanh nghiệp đã đăng ký thành lập công ty).

Năm 2023 khi thay đổi tên doanh nghiệp có ảnh hưởng gì không?
Năm 2023 khi thay đổi tên doanh nghiệp có ảnh hưởng gì không?

Về hình thức nộp hồ sơ thay đổi tên thì có thể chọn online và offline. Đối với hình thức online, doanh nghiệp sẽ phải scan hồ sơ và gửi lên Cổng thông tin quốc gia https://dangkykinhdoanh.gov.vn/. Sau đó theo dõi và nhận thông báo sửa đổi, bổ sung nếu có từ Phòng Đăng ký kinh doanh. Trường hợp nhận được thông báo hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ gửi hồ sơ giấy về địa chỉ Phòng Đăng ký kinh doanh nơi thành lập.

Đối với hình thức offline thì sẽ đến trực tiếp bộ phận Một cửa – Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư để nộp hồ sơ. Sau đó, bộ phận chuyên môn sẽ kiểm tra sơ bộ và gửi lại giấy xác minh đã nhận hồ sơ, đồng thời ghi rõ lịch hẹn trả kết quả. Sau khi Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được hồ sơ đăng ký, chuyên viên sẽ thẩm định hồ sơ doanh nghiệp nộp để xem xét cấp Giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.

Khắc lại dấu công ty theo tên mới

Sau khi nhận được đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tiến hành khắc lại dấu pháp nhân công ty theo tên mới trước khi sử dụng hợp pháp dấu mới.

Năm 2023 khi thay đổi tên doanh nghiệp có ảnh hưởng gì không?

Căn cứ Điều 28 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ bao gồm các nội dung chủ yếu như sau:

– Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;

– Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; 

– Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;

– Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.

Bên cạnh đó, tại các khoản 1, 2 Điều 30 Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng đưa ra quy định về việc thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Và doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

Từ những căn cứ pháp lý nêu trên, có thể thấy việc bạn muốn thay đổi tên và địa chỉ doanh nghiệp chỉ là trên mặt pháp lý về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chứ nó không ảnh hưởng gì đến thẩm quyền ký các giấy tờ liên quan đến các dự án. Hay nói cách khác, việc thay đổi tên và địa chỉ doanh nghiệp hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến các công trình đang thực hiện hay công trình trong quá trình đợi duyệt của doanh nghiệp bạn. Tuy nhiên, khi thay đổi tên và địa chỉ doanh nghiệp trong Giấy đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp của bạn cần tiến hành thông báo tên gọi mới, địa chỉ mới của công ty tới đối tác đang hợp tác với công ty của bạn, để họ cập nhật các thông tin của doanh nghiệp; đồng thời, bạn cũng cần phải thông báo tên và địa chỉ được thay đổi tới ngân hàng, cơ quan bảo hiểm, cơ quan thuế và thực hiện các thủ tục hợp thức hóa hóa đơn giá trị gia tăng doanh nghiệp đã phát hành; …

Khuyến nghiệp

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Năm 2023 khi thay đổi tên doanh nghiệp có ảnh hưởng gì không?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về dịch vụ thám tử theo dõi điện thoại. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Thông báo với ngân hàng về việc đổi tên doanh nghiệp như thế nào?

Do ngân hàng là đơn vị khá khó khăn trong vấn đề hồ sơ, chứng từ pháp lý. Do vậy sau khi thay đổi tên công ty. Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cần liên hệ với ngân hàng để nộp bổ sung bản sao đăng ký kinh doanh (đã đổi tên); và mẫu dấu mới của doanh nghiệp để ngân hàng cập nhật thông tin.

Có cần thông báo thay đổi mẫu con dấu do đổi tên doanh nghiệp không?

Hiện nay con dấu doanh nghiệp do doanh nghiệp tự quản lý và sử dụng mà không cần thông báo hoặc đăng ký với bất cứ cơ quan nào

Khi đặt tên doanh nghiệp cần tuân thủ nguyên tắc gì?

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
– Loại hình doanh nghiệp;
– Tên riêng.
Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm