Theo quy định pháp luật, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Vậy hậu quả pháp lý khi một bên tham gia hợp đồng chết sẽ như thế nào? Xử lý hợp đồng khi chủ thể chết như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định pháp luật nêu trên tại bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định Bộ luật dân sự?
Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định.”
Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp nào?
Hợp đồng chấm dứt khi hợp đồng được hoàn thành:
Là trường hợp các bên trong hợp đồng đã thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận.
Hợp đồng chấm dứt theo sự thỏa thuận:
Trường hợp hợp đồng chấm dứt khi các quyền và nghĩa vụ chưa được thực hiện hoặc chưa được thực hiện xong.
Hợp đồng chấm dứt khi cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện.
Thông thường, khi chủ thể giao kết hợp đồng là cá nhân chết hoặc pháp nhân chấm dứt tồn tại sẽ xảy ra hai trường hợp:
– Hợp đồng vẫn có giá trị nếu hợp đồng có thể do cá nhân, pháp nhân khác thực hiện. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì hợp đồng vẫn chấm dứt nếu việc thực hiện hợp đồng không thể chuyển giao cho chủ thể khác. Ví dụ, cá nhân giao kết hợp đồng chết nhưng không có người thừa kế tiếp tục thực hiện hợp đồng;
– Hợp đồng sẽ chấm dứt nếu như hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện. Đây là trường hợp việc thực hiện hợp đồng gắn liền với nhân thân của chủ thể giao kết, hoặc liên quan tới những bí mật mà chỉ những người giao kết hợp đồng mới có thể thực hiện được.
Hợp đồng bị hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt.
Mặc dù việc hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đều làm cho hợp đồng không còn tồn tại trên thực tế, nhưng về bản chất thì việc chấm dứt này lại khác nhau. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có giá trị từ thòi điểm giao kết, tức là coi như chưa có hợp đồng phát sinh trên thực tế. Hậu quả pháp lý của hợp đồng bị hủy bỏ được giải quyết giống như hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chỉ không có giá trị đối với phần hợp đồng chưa được thực hiện. Phần hợp đồng đã được thực hiện vẫn có giá trị pháp lý.
Hợp đồng chấm dứt do đối tượng không còn.
Đối tượng của hợp đồng là điều khoản cơ bản của mọi hợp đồng. Việc thỏa thuận rõ hay không rõ về đối tượng của hợp đồng sẽ làm ảnh hưởng đến việc hình thành hợp đồng. Nếu không thỏa thuận rõ về đốỉ tượng thì hợp đồng không được hình thành. Tuy nhiên, trong trường hợp các bên thỏa thuận rõ về đối tượng của hợp đồng nhưng vì lý do chủ quan hoặc khách quan dẫn đến đối tượng hợp đồng không còn thì hợp đồng sẽ chấm dứt. Tùy từng trường hợp mà các bên có thể phải chịu trách nhiệm về việc đối tượng của hợp đồng không còn.
Một điểm mới về các căn cứ chấm dứt hợp đồng trong BLDS năm 2015 đó là hợp đồng có thể chấm dứt khi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi cơ bản.
Cũng giống như việc sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, việc chấm dứt hợp đồng cũng cần có điều kiện nhất định như: (i) Hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 420 BLDS; (ii) Một bên bị ảnh hưởng đến lợi ích do hoàn cảnh thay đổi; (iii) Các bên không thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
Ngoài các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 nói trên, hợp đồng cũng sẽ bị chấm dứt trong các trường hợp do pháp luật quy định.
Hậu quả pháp lý khi một bên tham gia hợp đồng chết.
Theo quy định Điều 424 BLDS 2015 thì một trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng dân sự là cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện. Nhưng không phải mọi trường hợp cá nhân giao kết hợp đồng chết thì pháp nhân hoặc chủ thể khác giao kết hợp đồng chấm dứt hợp đồng. Nếu hợp đồng nào mà do tính chất của nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó hoặc do các bên thỏa thuận trước thì người có nghĩa vụ phải trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đó hoặc người có quyền mới được hưởng lợi ích phát sinh từ hợp đồng thì khi họ chết, hợp đồng mới chấm dứt. Trong trường hợp này, nếu muốn chấm dứt hợp đồng thì người có nghĩa vụ phải trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đó hoặc người có quyền được hưởng lợi ích phát sinh từ hợp đồng đó muốn chấm dứt hợp đồng luôn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 426 Bộ luật dân sự năm 2015 nếu thỏa thuận được với bên còn lại của hợp đồng như sau:
“Điều 426. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự
1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán.
4. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại.”
Trong trường hợp bên kia hợp đồng mà vi phạm đến hợp đồng thì người có nghĩa vụ phải trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đó hoặc người có quyền được hưởng lợi ích phát sinh từ hợp đồng có thể hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 425 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
“Điều 425. Hủy bỏ hợp đồng dân sự
1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
2. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền.
4. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy bỏ phải bồi thường thiệt hại.”
Có thể bạn quan tâm:
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Hướng dẫn cách xử lý hợp đồng khi chủ thể chết năm 2022”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký trích lục khai sinh trực tuyến, cách coi mã số thuế cá nhân, Trích lục ghi chú ly hôn…. của Luật Sư X , hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Hợp đồng dân sự vô hiệu là hợp đồng mà khi giao kết hoặc thực hiện không bảo đảm những điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự; hoặc đối tượng hợp đồng không thể thực hiện được vì lý do khách quan.
Hủy bỏ hợp đồng: Hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng: Hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên còn lại nhận được thông báo chấm dứt ( trước đó hợp đồng vẫn có hiệu lực)