Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu chỉ giới xây dựng dễ dàng

bởi Ngọc Gấm
Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu chỉ giới xây dựng dễ dàng

Khi tiến hành học ngành xây dựng thì một trong những thuật ngữ mà dân xây dựng phải biết được đó chính là chỉ giới xây dựng. Tuy nhiên để biết được một công trình xây dựng đó có chỉ số xây dựng như thế nào thì không phải ai cũng biết. Có rất nhiều cách để có thể tra ra được chỉ giới xây dựng hiện nay, tuy nhiên các cách tra cứu này rát ích người biết đến, dẫn đến việc tra cứu đường chỉ giới xây dựng cho ra kết quả không chính xác. Để giải quyết được vấn đề này, LSX xin được phép hướng dẫn chi tiết cách tra cứu chỉ giới xây dựng dễ dàng đến quý bạn đọc.

Chỉ giới xây đựng được hiểu là gì?

Chỉ giới xây dựng được hiểu đơn giản là đường phân chia khu vực mà người dân được phép xây dựng công trình xây dựng thuộc sở hữu của mình dưới sự cho phép của cơ quan xây dựng có thẩm quyền. Chỉ giới xây dựng này sẽ có sự thay đổi ở các khu vực khác nhau từ nông thôn cho đến thành thị chính vì thế khi xây dựng bất kỳ công trình nào thì bạn cũng cần phải kiểm tra chỉ số này trước khi xây dựng để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính.

Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung 2020 quy định về chỉ giới xây dựng như sau:

“6. Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình chính trên thửa đất.”

Và cũng theo quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BXD quy định chi tiết chỉ giới xây dựng như sau:

“Đường giới hạn cho phép xây dựng công trình chính trên thửa đất”

Quy định về chỉ giới xây dựng theo Luật Xây dựng

Hiện nay chỉ số xây dựng tại Việt Nam chưa thật sự có sự quy định rõ ràng. Chính vì thế nếu bạn muốn biết các quy định về chỉ giới xây dựng thì bạn cần tìm hiểu tại các Thông tư hoặc Nghị định hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng để có thể hiểu được nhiều thông tin về chỉ giới đường xây dựng mà bạn mong muốn. Sau đây, LSX xin được phép gửi đến quý bạn đọc một quy định về đường chỉ giới xây dựng. Mong rằng thông tin này sẽ giúp ích cho quý đọc giả.

Theo quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BXD quy định chi tiết chỉ giới xây dựng như sau:

2.6.7 Quy định về các chi tiết kiến trúc của công trình tiếp giáp với tuyến đường

– Các chi tiết kiến trúc của công trình do đồ án quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị và quy chế quản lý kiến trúc tại từng khu vực quy định;

– Trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ, các quy định trên phải đảm bảo nguyên tắc sau: không cản trở các hoạt động giao thông tại lòng đường; đảm bảo an toàn, thuận tiện cho các hoạt động đi bộ trên vỉa hè; không làm ảnh hưởng đến hệ thống cây xanh, công trình hạ tầng kỹ thuật nổi và ngầm trên tuyến phố; đảm bảo tính thống nhất về cảnh quan trên tuyến phố hoặc từng đoạn phố; đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy và các hoạt động của phương tiện chữa cháy;

– Trường hợp chỉ giới xây dựng lùi vào so với chỉ giới đường đỏ, phải đảm bảo nguyên tắc sau: không một bộ phận, chi tiết kiến trúc nào của công trình được vượt quá chỉ giới đường đỏ; đảm bảo tính thống nhất về cảnh quan trên tuyến phố hoặc từng đoạn phố; đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy và hoạt động của phương tiện chữa cháy.”

Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu chỉ giới xây dựng dễ dàng
Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu chỉ giới xây dựng dễ dàng

Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu chỉ giới xây dựng dễ dàng

Hiện nay có 05 cách có thể giúp cho người dân có thể dễ dàng tra cứu được đường chỉ giới xây dựng tại một địa điểm mà bạn mong muốn. Tuỳ theo nhu cầu sử dụng thông tin có độ chính xác cao mà bạn có thể tự do thoải mái lựa chọn cách thức tra cứu phù hợp. Trong các cách tra cứu mà chúng tôi giới thiệu có những cách tra cứu truyền thống lẫn hiện đại. Mong rằng các cách sau đây có thể giúp ích cho bạn.

Cách 1: Tra cứu bằng website tra cứu sổ đỏ của Sở Tài Nguyên và Môi Trường các tỉnh thành phố:

– Tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến tại tỉnh Bình Dương:

  • http://qhkhsdd.binhduong.gov.vn/authh

Cách 2: Tra cứu trên các App được phát hành bởi chính các Sở Tài Nguyên và Môi Trường của các tỉnh thành tại Việt Nam:

  • App Thông tin đất đai Đà Nẵng dành cho khu vực Đà Nẵng;
  • App ILIS Quảng Ninh dành cho khu vực Quảng Ninh;

Cách 3: Tra cứu bằng các website tra cứu đất đai uy tín do các doanh nghiệp lập ra:

  • Meey Map;
  • Thongtin.Land;

Cách 4: Yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.

Bạn sẽ gửi công văn đến Cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương, chẳng hạn như Sở xây dựng để xin thông tin về chỉ giới xây dựng để tra cứu đường chỉ giới xây dựng với mục đích đối chiếu số liệu.

Cách 5: Xem trong giấy phép xây dựng.

Trong bất kỳ giấy phép xây dựng công trình nào cũng sẽ có những phần thể hiện đường chỉ giới xây dựng, chính vì thế, nếu bạn muốn biết đường chỉ giới xây dựng có thể xem tại đây một cách dễ dàng.

Cách tính chỉ giới xây dựng như thế nào?

Cách tính đường chỉ giới xây dựng hiện nay được pháp luật Việt Nam ghi nhận theo cách tính dựa theo khoảng lùi của công trình tiếp giáp với đường giao thông. Bởi dựa theo cách tính này sẽ giúp bạn đảm bảo việc xây dựng không làm ảnh hưởng đến sự lưu thông phương tiện trên đường, vừa đảm bảo an ninh trật tự vừa đảm bảo được sự an toàn của người đang sử dụng công trình.

Theo quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BXD quy định chi tiết chỉ giới xây dựng như sau:

“2.6.2 Khoảng lùi của công trình – Khoảng lùi của các công trình tiếp giáp với đường giao thông (đối với đường giao thông cấp khu vực trở lên) được quy định tại đồ án quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị, nhưng phải thỏa mãn quy định trong Bảng 2.7 ; – Đối với tổ hợp công trình bao gồm phần đế công trình và tháp cao phía trên thì các quy định về khoảng lùi công trình được áp dụng riêng đối với phần đế công trình và đối với phần tháp cao phía trên theo chiều cao tương ứng của mỗi phần. Bảng 2.7: Quy định khoảng lùi tối thiểu (m) của các công trình theo bề rộng đường (giới hạn bởi các chỉ giới đường đỏ) và chiều cao xây dựng công trình”.

Bề rộng đường tiếp giáp với lô đất xây dựng công trình (m)Chiều cao xây dựng công trình (m)
1919 ÷ 2222 ÷ 28 28
<>0346
19÷<>0036
≥220006

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu chỉ giới xây dựng dễ dàng. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Kích thước trong lô đất quy hoạch xây dựng công trình nhà ở như thế nào?

– Lô đất xây dựng nhà ở trong các khu quy hoạch xây dựng mới tiếp giáp với đường phố có bề rộng chỉ giới đường đỏ ≥ 19 m, bề rộng mặt tiền của công trình nhà ở ≥ 5 m;
– Lô đất xây dựng nhà ở trong các khu quy hoạch xây dựng mới tiếp giáp với đường phố có bề rộng chỉ giới đường đỏ
– Chiều dài tối đa của lô đất xây dựng dãy nhà ở liên kế có hai mặt tiếp giáp với các tuyến đường từ cấp đường chính khu vực trở xuống lả 60 m.

Cổng ra vào, hàng rào của các công trình dịch vụ – công cộng phải đảm bảo gì?

– Phải đảm bảo giao thông đường phố tại khu vực cổng ra vào công trình được an toàn, thông suốt;
– Cổng và phần hàng rào giáp hai bên cổng lùi sâu khỏi ranh giới lô đất, tạo thành chỗ tập kết có chiều sâu tối thiểu 4 m, chiều ngang tối thiểu bằng 4 lần chiều rộng của cổng.

Khoảng cách tối thiểu giữa các tòa nhà, công trình riêng lẻ là bao nhiêu?

Khoảng cách tối thiểu giữa các tòa nhà, công trình riêng lẻ hoặc dãy nhà liền kề (gọi chung là công trình) phải được quy định tại đồ án quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị. Bố trí các công trình, xác định chiều cao công trình phải đảm bảo giảm thiểu các tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên (nắng, gió…), tạo ra các lợi thế cho điều kiện vi khí hậu trong công trình và phải đảm bảo các quy định về phòng cháy chữa cháy.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm