Luật xây dựng năm 2014 số 50/2014/qh13 – Xem và tải xuống

bởi Ngọc Trinh
Luật xây dựng năm 2014 số 50/2014/qh13

Luật xây dựng được biết đến như là hệ thống các quy phạm pháp luật liên quan đến việc hoạt động đầu tư xây dựng. Trong đó quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ cũng như là trách nhiệm không chỉ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà còn là của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực này. Vậy cụ thể những quy định này như thế nào thì mời các bạn xem, tham khảo và tải xuống Luật xây dựng năm 2014 số 50/2014/QH13 ngay bên dưới đây nhé! Hy vọng rằng bài viết của LSX sẽ cho các bạn hiểu thêm về lĩnh vực xây dựng cùng những quy định pháp luật về lĩnh vực này.

Căn cứ pháp lý

Thuộc tính văn bản

Số hiệu:50/2014/QH13Loại văn bản:Luật
Nơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành:18/06/2014Ngày hiệu lực:01/01/2015
Ngày công báo:16/07/2014Số công báo:Từ số 679 đến số 680
Tình trạng:Còn hiệu lực
Luật xây dựng năm 2014 số 50/2014/QH13

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng của Luật xây dựng năm 2014 số 50/2014/QH13

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Điều 2. Đối tượng điều chỉnh

Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động đầu tư xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng là gì?

Hoạt động đầu tư xây dựng là hoạt động hết sức quan trọng, cần cẩn trọng trong quy trình từ đầu đến cuối, từ những bản thiết kế, từ lúc thực hiện thầu, xây dựng,… Chính vì vậy mà hoạt động đầu tư xây dựng cần phải tuân thủ những nguyên tắc pháp luật do Nhà nước đã đề ra, cụ thể như sau:

  • Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của từng địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với quốc phòng, an ninh và ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng.
  • Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng.
  • Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường.
  • Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
  • Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ các điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình xây dựng và công việc theo quy định của Luật này.
  • Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng.
  • Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng với chức năng quản lý của chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng.
  • Khi lập và thực hiện quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình xây dựng, phát triển vật liệu xây dựng phải có giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó hoạt động đầu tư cũng cần áp dụng những tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia:

– Hoạt động đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

– Tiêu chuẩn được áp dụng trong hoạt động đầu tư xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện, trừ các tiêu chuẩn được viện dẫn trong quy chuẩn kỹ thuật hoặc văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

– Tiêu chuẩn áp dụng cho công trình phải được người quyết định đầu tư xem xét, chấp thuận khi quyết định đầu tư.

– Việc áp dụng tiêu chuẩn phải bảo đảm các yêu cầu sau:

  • Phù hợp với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của pháp luật có liên quan;
  • Bảo đảm tính đồng bộ, tính khả thi của hệ thống tiêu chuẩn được áp dụng.

– Việc áp dụng giải pháp kỹ thuật, công nghệ, vật liệu mới trong hoạt động đầu tư xây dựng phải đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của pháp luật có liên quan.

– Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng cho công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Luật xây dựng năm 2014 số 50/2014/qh13

Quy hoạch xây dựng được quy định như thế nào?

Quy hoạch là việc Nhà nước đưa vào quy hoạch một khu vực nào đó. Về vấn đề quy hoạch xây dựng thì được triển khai từ trung ương đến địa phương. Quy hoạch ở đây có thể quy hoạch xây dựng vùng, đô thị, nông thôn. Cụ thể được quy định tại Điều 17 Luật xây dựng 2014 như sau:

– Quy hoạch xây dựng gồm các loại sau:

  • Quy hoạch vùng: Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch xây dựng khu chức năng là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành.
  • Quy hoạch đô thị: Quy hoạch đô thị là quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, bao gồm các loại quy hoạch được quy định tại Luật Quy hoạch đô thị. Việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và thực hiện quy hoạch đô thị theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị.
  • Quy hoạch khu chức năng đặc thù.
  • Quy hoạch nông thôn: Quy hoạch nông thôn là quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, bao gồm các loại quy hoạch được quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.

– Quy hoạch xây dựng được lập căn cứ vào các nội dung sau:

  • Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch ngành, định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, quy hoạch xây dựng có liên quan đã được phê duyệt;
  • Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng và quy chuẩn khác có liên quan;
  • Bản đồ, tài liệu, số liệu về hiện trạng kinh tế – xã hội, điều kiện tự nhiên của địa phương.

– Quy hoạch đô thị được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị.

Việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng được thực hiện bằng hình thức gửi hồ sơ, tài liệu hoặc tổ chức hội nghị, hội thảo. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản hoặc góp ý kiến trực tiếp. Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng được thực hiện thông qua lấy ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư bằng hình thức phát phiếu điều tra, phỏng vấn. Đại diện cộng đồng dân cư có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được thực hiện bằng phiếu góp ý thông qua hình thức trưng bày công khai hoặc giới thiệu phương án quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng.

Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng ít nhất là 20 ngày đối với cơ quan, 40 ngày đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư. Cơ quan, tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được lấy ý kiến để hoàn thiện nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng; trường hợp không tiếp thu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trước khi phê duyệt quy hoạch.

Luật xây dựng năm 2014 số 50/2014/QH13 – Xem và tải xuống

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Luật xây dựng năm 2014 số 50/2014/QH13”.  Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Hồ sơ đổi biển số máy cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Có mấy loại bảo hiểm trong đầu tư xây dựng?

Bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng gồm:
– Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng;
– Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng;
– Bảo hiểm đối với vật tư, vật liệu, phương tiện, thiết bị thi công, người lao động;
– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba;
– Bảo hiểm bảo hành công trình xây dựng.

Phân loại dự án đầu tư xây dựng dựa vào căn cứ nào?

– Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình xây dựng và nguồn vốn sử dụng.
– Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình xây dựng của dự án gồm dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.
– Dự án đầu tư xây dựng gồm một hoặc nhiều công trình với loại, cấp công trình xây dựng khác nhau.

Trình tự đầu tư xây dựng có mấy giai đoạn?

Trình tự đầu tư xây dựng có 03 giai đoạn gồm chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng, trừ trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm