Xin chào LSX, tôi là Vân Nga, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hải Phòng. Tôi có câu hỏi thắc mắc cần được giải đáp như sau: Năm 2016, tôi học chuyên ngành ngôn ngữ tại Đại học Phương Đông, tôi là một trong các sinh viên được hỗ trợ sang Trung Quốc học tập. Trong thời gian đó, tôi có quen và tiến tới quan hệ yêu đương với một anh người Trung Quốc. Sau vài năm tìm hiểu thì chúng tôi quyết định tiến tời hôn nhân. Vậy Luật sư cho tôi hỏi về hồ sơ và thủ tục khi đăng ký kết hôn tại Trung Quốc? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!
Cảm ơn bạn vì đã gửi câu hỏi đến LSX, về vấn đề của bạn sẽ được chúng tôi tư vấn ở phần nội dung dưới đây! Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Quy định pháp luật về kết hôn với người nước ngoài
Hiện nay, có rất nhiều trường hợp các cá nhân sang nước ngoài sinh sống và làm việc, có một số người tìm hiểu và tiến tới hôn nhân với các chàng trai / cô gái ngoại quốc. Việc kết hôn với người nước ngoài (hay theo pháp luật gọi là Kết hôn có yếu tố nước ngoài) được quy định rõ ràng và cụ thể trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Trong đó, Điều 126 của Luật này nêu rõ:
- Khi người nước ngoài, người Việt Nam kết hôn với nhau thì mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn.
- Khi kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài phải tuân theo các quy định về điều kiện kết hôn nêu tại Luật Hôn nhân và Gia đình.
- Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cũng phải đáp ứng các điều kiện kết hôn của Luật này.
Điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Không phải trường hợp nào cũng được đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Để được đăng ký kết hôn thì cá nhân phải đáp ứng các điều kiện được quy định trong pháp luật Việt Nam. Chẳng hạn như phải đáp ứng đủ tuổi, yếu tố tự nguyện, không thuộc các trường hợp trái pháp luật,… Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, LSX mời bạn theo dõi nội dung dưới đây.
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Các bên không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy tờ cho phép cư trú do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp.
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình, gồm:
- Kết hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
- Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
- Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
- Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính (người đồng giới).
Hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn tại Trung Quốc
Chắc hẳn nhiều người quan tâm đối với trường hợp đăng ký kết hôn tại Trung Quốc thì thủ tục có gì khác so với khi đăng ký kết hôn tại Việt Nam. Vậy, thông qua nội dung dưới đây, LSX sẽ hướng dẫn bạn thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại Trung Quốc nhé!
Đăng ký kết hôn với người Trung Quốc tại cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc: thủ tục này đòi hỏi người Việt cần chuẩn bị các giấy tờ, Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ đó + xin visa kết hôn rồi sang Trung Quốc đăng ký kết hôn.
Các giấy tờ cần chuẩn bị khi xin Visa kết hôn
Để hoàn thiện giấy tờ pháp lý trong thủ tục đăng ký kết hôn với người quốc tịch Trung Quốc tại cơ quan có thẩm quyền của nước đó, bạn cần làm các bước sau:
Bước 1: Xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Bạn đã có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân coi như bước này đã hoàn thành. Tuy nhiên cần lưu ý rằng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân chỉ có giá trị sử dụng 06 tháng kể từ ngày cấp.
Bước 2: Dịch thuật tiếng Trung
Bạn có thể sử dụng đơn vị dịch thuật chuyên nghiệp tại tp.Hồ Chí Minh hoặc bất kỳ thành phố nào.
Bước 3: Chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Vì bạn đang cư trú tại tp.HCM nên bạn làm thủ tục chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ tại Sở Ngoại vụ tp.HCM.
Bước 4: Nộp hồ sơ phỏng vấn và xin visa kết hôn S2
Sau khi giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự, bạn soạn hồ sơ bao gồm: giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, hộ chiếu, ảnh 4×6, và một số giấy tờ cần thiết khác nộp cho Lãnh sự quán Trung Quốc qua đường bưu điện. Đặc biệt lưu ý: Lãnh sự quán Trung Quốc tại tp.HCM không nhận hồ sơ trực tiếp, chỉ tiếp nhận hồ sơ qua đường bưu điện. Sau khi nộp hồ sơ, các bạn lưu ý theo dõi thông tin trên trang web của Lãnh sự quán để biết thời gian phỏng vấn.
Bước 5: Phỏng vấn
Đến lịch hẹn phỏng vấn, bạn và bạn trai sẽ cùng nhau có mặt tại Lãnh sự quán tham dự buổi phỏng vấn dưới sự hướng dẫn của chuyên viên Lãnh sự quán. Hoàn thành buổi phỏng vấn là các bạn đã có đầy đủ giấy tờ pháp lý và visa S2 để sang Trung Quốc kết hôn.
Visa kết hôn Trung Quốc có giá trị sử dụng trong vòng 03 tháng và được lưu trú tại Trung Quốc 30 ngày.
Sau khi có được visa kết hôn thì bạn có thể sang Trung Quốc để hoàn tất các thủ tục kết hôn với người Trung Quốc tại Cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc.
Nơi đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Để tìm hiểu xem việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài sẽ được thực hiện tại nơi đâu: tại Việt Nam hay tại nước ngoài? Chắc hẳn người bạn đọc thắc mắc vấn đề này có được quy định trong Luật hay không? Vậy, LSX sẽ cung cấp thông tin cho bạn đọc với nội dung dưới đây.
Theo quy định tại Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014. Các trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam bao gồm:
- Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
- Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
- Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
Theo quy định trên. Người Việt Nam có nhu cầu đăng ký kết hôn với người nước ngoại tại Việt Nam phải đến UBND cấp huyện nơi mình cư trú để làm thủ tục đăng ký.
Trong đó, nơi cư trú ở đây là nơi người đó thường xuyên sinh sống. Bao gồm nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. (Căn cứ quy định tại Điều 40 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 11 Luật Cư trú 2020).
Ngoài ra, khoản 2 Điều 37 Luật Hộ tịch quy định thêm. Trường hợp hai người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì UBND cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên cũng có thể thực hiện đăng ký kết hôn.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn tại Trung Quốc” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Hợp thửa đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ năm 2023
- Thủ tục xin giấy phép xây dựng
- Thủ tục ly hôn khi đang làm việc ở nước ngoài năm 2023 như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định. Trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện sẽ tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết.
Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
Đồng thời, theo Điều 32 Nghị định 123. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Như vậy, thời gian từ lúc nhận đủ hồ sơ, thực hiện thủ tục đăng ký đến lúc nhận Giấy chứng nhận kết hôn với người nước ngoài tối đa là 13 ngày làm việc.
Trên thực tế, tùy từng trường hợp. Thời gian đăng ký kết hôn với người nước ngoài có thể sẽ khác nhau.
Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoại tại UBND cấp huyện do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Như vậy, mức lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài không được quy định thống nhất, mức phí của mỗi địa phương có thể sẽ khác nhau.
Tại Điều lệ Đảng và các văn bản hướng dẫn không có quy định nào cấm Đảng viên không được kết hôn với người nước ngoài. Do đó, nếu đủ các điều kiện theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình thì Đảng viên được kết hôn với người nước ngoài.
Tuy nhiên, vẫn phải lưu ý rằng, khi muốn kết hôn với người nước ngoài thì phải báo cáo với chi bộ, thường trực cấp ủy quản lý mình đặc biệt là khi muốn đi định cư nước ngoài hoặc thôi quốc tịch Việt Nam để theo quốc tịch của chồng/vợ là người nước ngoài.