Chào Luật sư, hiện nay theo như toi được biết nhờ sự trở giúp của công nghệ kỹ thuật việc in ấn sách vở cũng trở ên dễ dàng hơn từ đó dẫn đến sự ra đời của nhiều của hàng in ấn sách để bán. Tuy nhiên việc in ấn sách tràn lan như thế này vất phải nhiều sự chỉ trích từ dư luận xã hội. Vậy Luật sư có thể cho tôi hỏi in sách có cần giấy phép không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc in sách có cần giấy phép không?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản
Từ hàng ngàn năm qua, con ngườ đã tiến hành ghi chép tinh hoa của nhân loại vào trong sách vở. Tuy nhiên để tinh hoa ấy được tiếp thu một cách hiệu quả con người đã quy định những nội dung và hành vi ghi chép có chọn lọc và tranh những nội dung có tính chất phín diện, bạo lực, đồ truỵ.
Theo quy định tại Điều 10 Luật Xuất bản 2012 quy định về những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản như sau:
– Nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung sau đây:
- Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
- Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
- Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
- Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
– Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
- Xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản;
- Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản;
- In lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm;
- Phát hành xuất bản phẩm không có nguồn gốc hợp pháp hoặc chưa nộp lưu chiểu;
- Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép;
- Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
In sách có cần giấy phép không?
Nhận thấy những hậu quả khôn lường từ việc in ấn tràn lan, ngày nay việc in sách được quản lý khá chặt chẽ chính vì thế nếu bạn muốn in ấn một cuốn sách nào đó thì bạn đều phải thông qua quá trình xin phép cơ quan có thẩm quyền được phép in ấn sách của tác phẩm của tác giả A, B hoặc C.
Theo quy định tại Điều 22 Luật Xuất bản 2012 quy định về đăng ký xuất bản và xác nhận đăng ký xuất bản như sau:
– Trước khi xuất bản tác phẩm, tài liệu hoặc tái bản xuất bản phẩm, nhà xuất bản phải đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông theo mẫu quy định. Nội dung đăng ký xuất bản phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản.
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký xuất bản của nhà xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông xác nhận đăng ký xuất bản bằng văn bản; trường hợp không xác nhận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
– Văn bản xác nhận đăng ký xuất bản là căn cứ để nhà xuất bản ra quyết định xuất bản và có giá trị đến hết ngày 31 tháng 12 của năm xác nhận đăng ký.
Theo quy định tại Điều 32 Luật Xuất bản 2012 quy định về cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm như sau:
– Điều kiện để cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm bao gồm:
- Người đứng đầu cơ sở in phải là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm và đáp ứng các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật;
- Có mặt bằng sản xuất, thiết bị để thực hiện một hoặc các công đoạn chế bản, in và gia công sau in xuất bản phẩm;
- Bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
- Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở in xuất bản phẩm.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 72/2022/NĐ-CP quy định về điều kiện nhận chế bản, in, gia công sau in như sau:
– Có hợp đồng chế bản, in, gia công sau in.
– Cơ sở in chỉ được nhận chế bản, in, gia công sau in khi cơ quan, tổ chức, cá nhân đặt in cung cấp đủ các giấy tờ liên quan đến sản phẩm nhận in theo quy định tại Nghị định này.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in tại Việt Nam
Để có thể hoạt động in ấn sách vở tại Việt Nam thì điều kiện đầu tiên và tiên quyết đó chính là việc bạn phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in với cấp cơ quan quản lý cho phép in ấn sách vở. Một bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in gồm có các loại giấy tờ sau:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Xuất bản 2012 quy định về cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm theo mẫu quy định;
– Bản sao có chứng thực một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ sở in;
– Tài liệu chứng minh về việc có mặt bằng sản xuất và thiết bị để thực hiện một trong các công đoạn chế bản in, in và gia công sau in xuất bản phẩm;
– Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở in theo mẫu quy định;
– Bản sao có chứng thực văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành in cấp hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;
– Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh – trật tự, vệ sinh môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động in tại Việt Nam
Sau khi chuẩn bị xong một bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in thì bước tiếp theo chính là việc bạn sẽ phải tự mình hoặt uỷ quyền cho một ai đó thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động in. Thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động in tại Việt Nam như sau.
Theo quy định tại Điều 32 Luật Xuất bản 2012 quy định về cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm như sau:
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
– Giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng.
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ sở in có một trong các thay đổi về tên gọi, địa chỉ, thành lập chi nhánh, chia tách hoặc sáp nhập thì cơ sở in phải làm thủ tục đổi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm.
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có thay đổi về người đứng đầu thì cơ sở in phải thông báo bằng văn bản với cơ quan cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm và gửi kèm hồ sơ quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều này.
– Giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
- Cơ sở in xuất bản phẩm không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong quá trình hoạt động;
- Cơ sở in có các thay đổi quy định tại khoản 6 Điều này mà không làm thủ tục đổi giấy phép.
– Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm:
- Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép cho cơ sở in của cơ quan, tổ chức ở trung ương;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép cho cơ sở in ở địa phương.
– Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm.
– Lệ phí: Không.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ LSX
LSX sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “In sách có cần giấy phép không?“ hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Đổi tên đệm Tp Hồ Chí Minh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Thực hiện quy định tại các điều 31, 32, 33 và các khoản 1, 2, 4, 5 Điều 34 của Luật này; lưu giữ và quản lý hồ sơ nhận in xuất bản phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
– Báo cáo về hoạt động in xuất bản phẩm của cơ sở in theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
– Tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tổ chức.
– Khi phát hiện xuất bản phẩm có nội dung vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này thì cơ sở in phải dừng việc in và báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, đồng thời thông báo với nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân đặt in.
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động in xuất bản phẩm của cơ sở in.
– Trước khi hoạt động, cơ sở phát hành là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập phải đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định sau đây:
+ Cơ sở phát hành có trụ sở chính và chi nhánh tại hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đăng ký hoạt động với Bộ Thông tin và Truyền thông;
+ Cơ sở phát hành có trụ sở chính và chi nhánh tại cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký hoạt động với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông quy định thủ tục, hồ sơ đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử phải:
– Thực hiện đúng quy chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm điện tử;
– Tuân thủ các quy định của pháp luật về viễn thông, công nghệ thông tin, thương mại điện tử, giao dịch điện tử và các quy định khác của pháp luật có liên quan.