Kế toán đi làm trong thời gian nghỉ thai sản được không?

bởi Anh
Kế toán đi làm trong thời gian nghỉ thai sản

Kế toán là bộ phận quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Vì chức vụ kế toán liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh quản lý nguồn tiền ra vào của công ty nên việc nghỉ phép hay các kỳ nghỉ dài của kế toán được rất nhiều người quan tâm. Một trong những kỳ nghỉ dài của kế toán có thời gian nghỉ thai sản. Nhiều trường hợp kế toán do đảm nhiệm những chức vụ riêng biệt và mong muốn được đi làm trong thời kỳ thai sản. Vậy kế toán đi làm trong thời gian nghỉ thai sản có được không? Mời bạn đón đọc bài viết “Kế toán đi làm trong thời gian nghỉ thai sản” dưới đây của Luật sư X để có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Thời gian nghỉ thai sản là gì?

Thời gian nghỉ thai sản là thời gian mà người lao động được nghỉ việc để chăm sóc sức khỏe và con cái khi mang thai, sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi hoặc thực hiện các biện pháp tránh thai. Thời gian nghỉ thai sản được quy định theo từng trường hợp cụ thể và có hưởng trợ cấp từ quỹ bảo hiểm xã hội.

Thời gian nghỉ thai sản có tính cả các ngày lễ, Tết theo quy định của pháp luật về lao động. Dưới đây là những trường hợp người lao động có thời gian nghỉ thai sản theo quy định.

Kế toán đi làm trong thời gian nghỉ thai sản

Bảo hiểm xã hội là một trong những trụ cột chính của an sinh xã hội được Nhà nước đặc biệt quan tâm bởi nó có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Bảo hiểm xã hội giúp người lao động bù đắp phần thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút trong quá trình lao động đảm bảo các quyền của người được hưởng khi gặp rủi ro trong cuộc sống đồng thời thể hiện bản chất tốt đẹp của Nhà nước luôn quan tâm đến chính sách về con người.

Bảo hiểm thai sản là một trong những chế độ của Bảo hiểm xã hội bắt buộc, song hành với các chế độ bảo hiểm ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất,… Bảo hiểm thai sản ngoài chức năng đảm bảo thu nhập cho người lao động khi công việc lao động tạm thời bị gián đoạn còn góp phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, đảm bảo quyền được chăm sóc của trẻ em.

Theo quy định hiện hành, lao động nữ đang nghỉ thai sản có thể quay trở lại làm việc nếu đáp ứng đủ điều kiện tại khoản 4 Điều 139 Bộ luật Lao động năm 2019 và Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

(1) Đã nghỉ thai sản được ít nhất 04 tháng.

(2) Có xác nhận về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền

(3) Người lao động phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

Theo Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mỗi lao động nữ khi sinh con đều được nghỉ thai sản với tổng thời gian là 06 tháng, trong đó, thời gian nghỉ trước khi sinh không được quá 02 tháng.

Do đó, nếu thời gian nghỉ thai sản còn khoảng 02 tháng, người lao động có thể sớm quay trở lại công ty làm việc.

Theo khoản 4 Điều 139 Bộ luật lao động năm 2019, lao động nữ nghỉ thai sản nhưng vẫn đi làm sẽ được nhận các khoản tiền sau đây:

Tiền lương tương ứng với những ngày làm việc.

Tiền lương được trả theo thỏa thuận ghi nhận trong hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Số tiền này do người sử dụng lao động chi trả cho người lao động.

Tiền trợ cấp thai sản.

Lao động nữ chưa nghỉ hết thời gian thai sản mà đã đi làm vẫn tiếp tục được chi trả trợ cấp thai sản. Tiền trợ cấp thai sản sẽ do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả cho người lao động.

Căn cứ Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội, mức hưởng trợ cấp thai sản trong thời gian đi làm được tính như sau:

Trợ cấp thai sản=100%xMức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ thai sảnxSố tháng

Mỗi ngày được nghỉ 01 tiếng được nhận đủ lương hoặc làm đủ thời gian và nhận thêm tiền.

Theo khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019, lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc và vẫn được trả đủ tiền lương của ngày làm việc đó.

Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý cho làm việc thì người này được trả thêm tiền lương tương ứng với thời gian được nghỉ (theo điểm c khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).

Kế toán đi làm trong thời gian nghỉ thai sản
Kế toán đi làm trong thời gian nghỉ thai sản

Kế toán trưởng nghỉ thai sản cần làm những thủ tục gì?

Thủ tục là một quy trình có tập hợp các bước đặc trưng, được theo dõi và thực hiện để hoàn thành một hoạt động, giải quyết một vấn đề hoặc xử lý một trường hợp cụ thể. Thủ tục có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm chính phủ, doanh nghiệp, y tế, giáo dục và nhiều hơn nữa. Thủ tục cung cấp một cách chuẩn và dễ dàng để thực hiện hoạt động, giải quyết vấn đề hoặc xử lý trường hợp, và giúp ngăn chặn rối loạn và giảm thiểu sự xảy ra lỗi hoặc sai sót.

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định về kế toán trưởng, phụ trách kế toán như sau:

Kế toán trưởng, phụ trách kế toán

  1. Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng.
  2. Phụ trách kế toán:
    a) Các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước bao gồm: Đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm; đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn thì không thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng mà chỉ bổ nhiệm phụ trách kế toán.
    b) Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng.

    Theo đó, công ty vốn nước ngoài bắt buộc phải có kế toán trưởng, vì không thuộc các trường hợp được miễn bố trí kế toán trưởng theo khoản 2 Điều 20 nêu trên.

Và nếu không thể bố trí người phụ trách kế toán thì bắt buộc phải thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo hướng dẫn tại Điều 22 Nghị định 174/2016/NĐ-CP.

Nếu trong thời gian kế toán trưởng đang nghỉ thì công ty có thể tạm thời bố trí người phụ trách kế toán. Và thời hạn tối đa bố trí người phụ trách kế toán trưởng là 12 tháng.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Kế toán đi làm trong thời gian nghỉ thai sản“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay có nhu cầu cần sử dụng đến dịch vụ tư vấn pháp lý về phí chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư, cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Người làm thay kế toán trưởng trong thời gian nghỉ thai sản có cần phải có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng không?

Căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng, phụ trách kế toán.  người làm thay kế toán trưởng trong thời gian nghỉ thai sản có cần phải có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng.
Như vậy, khi công ty bạn muốn tìm người thay thế vị trí kế toán trưởng thì phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 21 nêu trên. Trong đó bắt buộc người này phải có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng.

Tôi tên Hoa, hiện là kế toán trường học công lập. Hiện tôi đang mang thai và dự sinh vào tháng 10/2023. Do trường chỉ có 1 kế toán nên khi tôi nghỉ thai sản không có người làm thay. Vậy tôi muốn hỏi Luật sư: hiệu trương có được phép ký HĐLĐ với tôi ngay sau khi tôi nghỉ thai sản không?

Nếu khi bạn nghỉ thai sản nhưng hợp đồng lao động của bạn vẫn còn thời hạn thi sau khi nghỉ thai sản, bạn phải trở lại làm việc. Trường hợp khi bạn nghỉ thai sản thì hợp đồng cũng hết thời hạn thì việc có tiếp tục tái ký hay không là do hai bên tự thỏa thuận chứ pháp luật ko quy định bắt buộc ký hay ko được ký.

Chưa hết thời gian nghỉ thai sản, kế toán có được đi làm không?

Bình thường lao động nữ sẽ có thời gian nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con 06 tháng nên muốn đi làm trước thời gian này, lao động nữ phải đáp ứng được điều kiện tại khoản 4 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 quy định về điều kiện đi làm trước thời gian nghỉ thai sản như sau:
“Điều 139. Nghỉ thai sản

Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, để đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản thì lao động nữ đã nghỉ ít nhất được 04 tháng và phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm